BÀI 3 : TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI
1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI (2, 10)
1.2. Điều kiện, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải
1.2.1. Điều kiện
Theo quy định của pháp luật, đơn vị kinh doanh vận tải phải được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải. Đây là điều kiện bắt buộc mà người tham gia ngành nghề này cần đáp ứng mới được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Giấy phép kinh doanh xe vận tải là giấy chứng nhận của các cơ quan có
thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải, để cho các doanh nghiệp này có thể kinh doanh một cách hợp pháp, đáp ứng được điều kiện theo quy định của luật
Luật Đầu tư năm 2020 quy đinh kinh doanh vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, gồm: Kinh doanh vận tải đường bộ (STT 71); kinh doanh vận tải đường thủy (STT 79); kinh doanh vận tải biển (STT 84); kinh doanh vận tải hàng không (STT 89) và kinh doanh vận tải đường ống (STT 100).
* Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải, bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP1.
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.
- Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng cơng-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
* Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1.2.2. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải
Căn cứ vào Điều 19, thủ tục đăng ký giấy phép vận tải được tiến hành thông qua 03 bước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để nộp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh
Người đăng ký kinh doanh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo một trong hai trường hợp được quy định tại Mục 3 trên và nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Sở giao thông vận tại nơi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động.
Chủ thể kinh doanh nên kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên hệ thống Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia trước khi nộp hồ sơ để chắc chắn việc mình đã đáp ứng điều kiện kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở giao thông và vận tải sẽ kiểm tra các thông tin và trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh xe vận tải (cụ thể phương tiện vận tải) sẽ thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải.
Bước 3: Thẩm định nội dung và cấp giấy phép kinh doanh
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép kinh doanh xe vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.