Các nghiên cứu đã thực hiện đến nay đều là những nghiên cứu khoa học về DVNH bán lẻ hay một mảng dịch vụ cụ thể mà chưa nghiên cứu về đối tượng khách hàng cá nhân, chẳng hạn như:
+ Nghiên cứu của Farjana Yeshmin & Mahmuda Nasrin (2010) về nâng cao hoạt động ngân hàng bán lẻ của các NHTM tại Bangladesh. Tác giả đã nghiên cứu và đưa ra 3 nhân tố tác động lên phát triển DVNH bán lẻ là: dịch vụ khách hàng, kênh phân phối, việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Sau đó đo lường các nhân tố trong sự phát triển của ngân hàng để đưa ra thực trạng và một số đề xuất để phát triển dịch vụ như: phát triển thông qua khuyến mại và hoạt động quảng cáo, giảm thiểu thủ tục và tăng thời gian trả nợ, giới thiệu sản phẩm cho đối tượng khách hàng thu nhập thấp, đa dạng hóa loại hình dịch vụ, phân khúc dịch vụ đi kèm với các DVNH hiện đại, tăng số lượng kênh phân phối.
+ Nghiên cứu của Lê Xuân Thanh (2012) về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam, nghiên cứu nêu lên những bất cập trong triển khai DVNH bán lẻ như: phương án phát triển dịch vụ đồng bộ và hiệu quả chưa được quan tâm, nhân viên thiếu chuyên nghiệp, trình độ nhân viên về dịch vụ yếu, trình độ cơng nghệ thơng tin cịn yếu, vốn điều lệ thấp, năng lực quản trị còn bất cập và đưa ra các giải pháp như kết hợp hài hịa lợi ích khách hàng với lợi ích ngân hàng, củng cố hạ tầng khoa học kỹ thuật và công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, thực hiện tốt chính sách khách hàng, xây dựng nguồn nhân lực, chủ động tham gia thị trường tài chính khu vực và thế giới.
+ Nghiên cứu của Phạm Anh Thủy, Đào Lê Kiều Oanh, Nguyễn Quỳnh Hoa (2012) về phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Việt Nam, nghiên cứu nêu lên vai trò của việc phát triển dịch vụ tín dụng như: góp phần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao uy tín vị thế ngân hàng, phân tán rủi ro, tăng lợi nhuận, luân chuyển dòng vốn
trong nền kinh tế, thúc đẩy hội nhập… và đưa ra một số giải pháp phát triển như: nâng cao nhận thức về vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng, nâng cao năng lực quản trị điều hành và chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới chỉ đạo điều hành trong hoạt động kinh doanh dịch vụ phi tín dụng theo hướng thông lệ của một NHTM hiện đại, xây dựng cơ chế gắn trách nhiệm của người quản lý với sự phát triển của từng sản phẩm được giao quản lý, hoạch định chiến lược phát triển dịch vụ phi tín dụng mang tầm dài hạn, đa dạng hóa hình thức giao dịch và các kênh phân phối dịch vụ phi tín dụng, đa dạng hóa, hồn thiện sản phẩm dịch vụ hiện có kết hợp phát triển sản phẩm mới.
Do vậy những cơng trình nghiên cứu về phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân cịn rất hạn chế, chỉ dừng lại ở những khóa luận tốt nghiệp hay luận văn thạc sĩ như luận văn thạc sĩ Nguyễn Khoa Diệu Nga (2012), phát triển sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Trong các cơng trình đã cơng bố, chưa có cơng trình nghiên cứu hay đề tài thạc sĩ, Tiến sĩ nào nghiên cứu về “Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín”. Chính vì vậy, đây là đề tài mới, khơng trùng lắp với các tài liệu, cơng trình, luận văn đã được nghiên cứu trước đó.
1.5. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại các ngân hàng ViệtNam và bài học cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín.