Đơn vị tính: người
Năm 2010 2011 2012 2013
Số lượng 1.380 1.415 1.580 1.400
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank các năm 2010–2013)
Hiện nay, Vietbank đang phát triển với tầm nhìn chiến lược: không ngừng nâng cao chất lượng về mọi mặt để trở thành một trong những thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam và mang trong mình sứ mệnh: trở thành một ngân hàng bán lẻ năng động, hiện đại, có chất lượng phục vụ hàng đầu tại Việt Nam, đủ khả năng để cạnh tranh và phát triển trong giai đoạn mới. Để thực hiện được điều này, ngân hàng đã dựa trên giá trị cốt lõi là nguồn nhân lực dồi dào (1.400 người) được ngân hàng tuyển chọn, đào tạo với chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm nhiệt tình, hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện đại, mơ hình tổ chức và quản lý khoa học.
2.1.2.Kết quả hoạt động của ngân hàngTMCP Việt Nam Thương Tín giai đoạn 2010 – 2013. giai đoạn 2010 – 2013.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Tổng tài sản 16.866 18.254 16.844 16.118
Vốn chủ sở hữu 3.107 3.086 3.090 3.118
Lợi nhuận sau thuế 60,00 364,22 16,70 9,51
ROA 0,36% 2,00% 0,10% 0,06%
ROE 1,93% 11,8% 0,54% 0,31%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank các năm 2010–2013)
Qua bảng 2.3 ta thấy lợi nhuận của Vietbank có xu hướng tăng vượt trội trong năm 2011, lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 507% đạt 364.220 triệu đồng, do khoản thu nhập lãi thuần tăng vọt 178% (từ 279 tỷ lên 778 tỷ). Bên cạnh đó, trong năm này
Vietbank mở rộng thêm 10 điểm giao dịch mới nâng tổng tài sản lên 8,23%, mức tăng trưởng tín dụng tăng đến 15% đã đẩy thu nhập từ dịch vụ và kinh doanh tăng vượt bậc. Năm 2012 tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hai quý cuối năm 2011 lãi suất biến động mạnh làm cho hoạt động ngân hàng năm 2012 gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ lãi và hoạt động dịch vụ giảm xuống cộng với khoản lỗ từ mua bán chứng khoán đầu tư dẫn đến lợi nhuận sau thuế cũng giảm 95,41% so với năm 2011.
Bước sang năm 2013, tình hình hoạt động không mấy khả quan, kinh tế đi xuống làm cho thu nhập từ hoạt động khác cũng giảm, đến cuối năm do tình hình kinh tế khó khăn chưa được cải thiện nên khoản lỗ năm 2012 vẫn chưa bù đắp được cộng thêm khoản nợ quá hạn phát sinh dẫn đến việc trích lập dự phịng tăng đã làm lợi nhuận sau thuế giảm 43,05% – đây là một điều mà ngân hàng trong năm 2014 ngân hàng phải cố gắng vượt qua để phục hồi kinh doanh.
Biểu đồ 2.1: Chỉ số ROA và ROE của Vietbank và toàn ngành ngân hàng giai đoạn 2010 – 2013
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank các năm 2010–2013)
Qua biểu đồ 2.1 ta thấy, chỉ có năm 2011 hai chỉ số quan trọng nhất phản ánh hiệu quả kinh doanh và tỷ suất sinh lời là chỉ số ROA (lợi nhuận so với tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu) của Vietbank đã theo kịp với sự phát triển
của ngành, tuy vậy trong năm 2010, 2012 và 2013 các chỉ số này đều thấp hơn rất nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2011 tổng tài sản tăng trưởng khá tốt, bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, và tăng trưởng tín dụng tăng đồng đều nhau làm cho lợi nhuận ngân hàng tăng mạnh; các năm sau đó, vì ngân hàng tích cực giảm lãi suất để hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với khách hàng và nền kinh tế nên lãi suất cho vay giảm mạnh hơn lãi suất huy động khiến chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào giảm mạnh, thêm vào đó năm 2012 khoản lỗ từ mua bán chứng khốn đầu tư lên đến 238 tỷ dẫn đến một sự sụt giảm lớn trong thu nhập của ngân hàng.
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu vốn điều lệ của các ngân hàng Việt Nam năm 2013.
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng năm 2013) Theo biểu đồ 2.2 ta thấy được rằng, Vietbank đang nằm trong nhóm có vốn điều lệ thấp nhất trong tồn ngành, vì vậy việc phát triển dịch vụ khách hàng nói chung và dịch vụ cá nhân nói riêng tồn tại nhiều hạn chế. Đối với các ngân hàng cịn
non trẻ, quy mơ nhỏ, vấn đề lớn nhất là thiếu nguồn lực để phát triển dịch vụ. Tuy vậy, Vietbank cũng đã cố gắng rất lớn trong hoạt động kinh doanh để đạt được lợi nhuận đã đề ra nhưng như một hệ quả khơng tránh khỏi với tình hình kinh tế khó khăn, thu nhập từ hoạt động dịch vụ có xu hướng giảm trong 2 năm gần đây cho thấy Vietbank cần phải chú ý gia tăng phát triển dịch vụ về số lượng cũng như chất lượng để phát triển thu nhập vì đây là mảng hoạt động ít rủi ro hơn các hoạt động kinh doanh nhưng hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu ổn định trong tương lai.