hạn một thành viên dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam
2.1.1.1. Quan niệm về nhân lực
Nhân lực là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, tùy theo cách tiếp cận mà có những quan niệm khác nhau về nhân lực.
Trong các nghiên cứu của mình, mặc dù chưa đưa ra khái niệm về nhân lực, nhưng khi bàn về các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất, C.Mác chỉ rõ người lao động là những người có năng lực lao động: “Năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [47, tr.251]. Như vậy, theo quan điểm của C.Mác thì người lao động khơng phải con người nói chung và khơng phải người nào có sức mạnh thể chất và tinh thần cũng được coi là người lao động. Chỉ những người nào dùng sức mạnh thể chất và tinh thần tham gia vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất mới được coi là người lao động, với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất.
Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng: nhân lực, là sức người dùng trong lao động sản xuất, gồm: sức lực cơ bắp (thể lực), trình độ tri thức được vận dụng vào quá trình lao động của mỗi cá nhân (trí lực), những ham muốn, hồi bão của bản thân người lao động hướng tới một mục đích xác định (tâm lực). Quan niệm này cho rằng nhân lực chính là lực lượng đang lao động của một tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia và đã đề cập đến ba yếu tố cơ bản của chất lượng nhân lực là
thể lực, trí lực và tâm lực.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tú quan niệm: nhân lực là nguồn lực của mỗi con người gồm cả thể lực, trí lực và tâm lực. Ở đây, nhân lực được quan niệm là một nguồn lực đầu vào của sản xuất theo nghĩa hẹp, tức là của một cá nhân chứ không phải của một tập thể, một xã hội. Thể lực ở đây là nói về sức khỏe, thân thể; cịn trí lực nói về sự am hiểu, hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức; tâm lực là suy nghĩ, khả năng hành vi ứng xử, giá trị đạo đức, tác phong làm việc của mỗi con người [77, tr.35].
Đồng ý với quan niệm trên, Tiến sĩ Đỗ Minh Cường và Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Doan cho rằng: “nhân lực là những cá nhân có nhân cách, có khả năng lao động sản xuất” [11, tr.23]. Nhân lực còn được hiểu là lực lượng lao động với kỹ năng tương ứng sử dụng các nguồn lực khác nhau tạo ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường và xã hội.
Theo Vũ Bá Thể, nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu như nguồn lực con người; còn theo nghĩa hẹp, nhân lực là lực lượng lao động hiện có của quốc gia, là số người có trong danh sách của doanh nghiệp [71, tr.36]. Quan niệm này đã đề cập đến nhân lực theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, nhân lực là nguồn lực con người, bao gồm cả lực lượng hiện có và lực lượng tiềm tàng, tức là cả những người đang lao động và những người sẽ lao động. Còn theo nghĩa hẹp thì nhân lực chỉ bao gồm những người đang trực tiếp lao động.
Mặc dù tiếp cận ở các góc độ khác nhau, nhưng các tác giả trên đều có nhận định chung về nhân lực là: khi xác định nhân lực phải xác định rõ không gian, thời gian; tức là, nhân lực đó của tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia nào? tại thời điểm nào? bàn đến nhân lực của một tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia phải đề cấp đến cả số lượng, chất lượng, cơ cấu tại một thời điểm nhất định đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Nhân lực khác NNL ở chỗ nhân lực chỉ đề cập đến lực lượng lao động hiện có của tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia; cịn NNL thì đề cập cả lực lượng hiện có và lực lượng tiềm tàng (sẽ có) của tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia đó.
Từ sự phân tích như trên, tác giả cho rằng: Nhân lực là toàn bộ lực lượng
gia với một số lượng, chất lượng, cơ cấu nhất định.
Nội hàm khái niệm trên được thể hiện ở các nội dung sau:
Thứ nhất, nhân lực là lực lượng lao động hiện có của một tổ chức, doanh
nghiệp, quốc gia tại một thời điểm nhất định; là nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia đó.
Thứ hai, khi xem xét nhân lực của một tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia phải
xem xét tổng hợp các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu của nhân lực tại một thời điểm nhất định.
Số lượng chính là số lao động hiện có của một tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia tại một thời điểm nhất định. Với một quốc gia, số lượng có quan hệ mật thiết với quy mô và tốc độ tăng dân số, quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì quy mơ và tốc độ tăng về số lượng nhân lực càng lớn và ngược lại. Đối với tổ chức, doanh nghiệp, số lượng nhân lực nhiều hay ít phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp đó.
Chất lượng nhân lực thể hiện ở trí lực, thể lực, tâm lực, trong đó:
Thể lực, hay thể chất, bao gồm không chỉ sức khỏe cơ bắp mà còn là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, bắp thịt, là sức mạnh của niềm tin và ý trí, là khả năng vận động của trí lực. Thể lực là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ. Do đó, sức mạnh trí tuệ chỉ có thể phát huy được khi thể lực con người được đảm bảo.
Trí lực, thể hiện ở trình độ học vấn, trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực hồn thành nhiệm vụ, khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm, khả năng sáng tạo ra các giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần của con người.
Tâm lực, là các yếu tố nhân cách, thẩm mỹ, quan điểm sống. Đó là, sự thể hiện nét văn hóa của người lao động, được kết tinh từ một loạt các giá trị như phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tác phong và lề lối làm việc.
Ba yếu tố trên có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm cơ sở, điều kiện cho nhau. Chất lượng nhân lực không phải là sự cộng lại
giản đơn của ba yếu tố thể lực, trí lực, tâm lực mà là sự tổng hợp, hài hòa giữa ba yếu tố trên, là điều kiện tạo nên sức mạnh trong mỗi con người, trong cộng đồng và cũng là để hướng cho người lao động phát triển toàn diện.
Cơ cấu nhân lực thể hiện ở tỷ lệ lao động theo giới tính, lứa tuổi, ngành nghề, học vấn... Đối với một doanh nghiệp, tỷ lệ lao động theo giới tính, lứa tuổi, ngành nghề, học vấn như thế nào là tùy thuộc vào đặc điểm lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, tính chất, nhiệm vụ mà doanh nghiệp đó đảm nhiệm.
Thứ ba, nghiên cứu về nhân lực và việc nâng cao chất lượng nhân lực của
một tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia nhất thiết phải gắn liền với thời gian và khơng gian mà nó tồn tại.
2.1.1.2. Quan niệm, đặc điểm nhân lực ở Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam
Quan niệm về nhân lực ở Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam: Nhân lực ở Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam
là toàn bộ lực lượng lao động hiện có của Cơng ty tại một thời điểm với một số lượng, chất lượng, cơ cấu nhất định đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công ty.
Nhân lực ở Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam có các đặc điểm nổi bật như sau:
Một là, nhân lực ở Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam bao
gồm nhiều bộ phận, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, có thể chia nhân lực ở Cơng ty thành 3 khối chủ yếu sau:
Khối 1, là khối lãnh đạo quản lý của Công ty: bao gồm lãnh đạo quản lý Công ty; lãnh đạo, quản lý các Chi nhánh; lãnh đạo quản lý các trung tâm, các phịng của Cơng ty. Nhiệm vụ chính của khối này là lãnh đạo, quản lý Công ty, quản lý các chi nhánh, trung tâm, phịng trong cơng ty; tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đặt ra.
Khối 2, là bộ phận trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Khối này bao gồm đại bộ phận nhân viên làm các công
việc ở các trung tâm như: nhân viên phục vụ hành khách, nhân viên cân bằng trọng tải, nhân viên hướng dẫn chất xếp, điều phối chuyến bay, nhân viên phục vụ sân đỗ, nhân viên vệ sinh tàu bay, nhân viên lái vận hành trang thiết bị mặt đất, bốc xếp hành lý hàng hóa, nhân viên bảo dưỡng sửa chữa trang thiết bị... Khối này có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ chun mơn được giao, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
Khối 3, là khối văn phịng, trung tâm đào tạo. Khối này có nhiệm vụ phục vụ khối 1 và khối 2 để hai khối trên hoạt động; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức, lao động tiền lương, chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, thống kê, kế toán...
Hai là, nhân lực ở Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam
có nhiều yêu cầu khác nhau về học vấn, ngoại ngữ, thể hình.
Do hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó u cầu về trình độ văn hố, chun mơn nghiệp vụ đối với nhân lực ở Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam cũng khác nhau. Ví dụ, đối với khối lãnh đạo u cầu phải có trình độ học vấn đại học, trên đại học, có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, trình độ ngoại ngữ đạt TOEIC từ 500 đến 700, có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý từ 2 năm trở lên (đối với lãnh đạo cấp phòng, trung tâm) và qua kinh nghiệm quản lý cấp phịng, trung tâm đối với lãnh đạo của Cơng ty.
Đối với khối trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, khối này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong Cơng ty, đa dạng về trình độ chun mơn và có u cầu khác nhau về ngoại hình, sức khoẻ. Ví dụ, đối với khối nhân viên bốc xếp hành lý hàng hóa chỉ địi hỏi trình độ văn hố tốt nghiệp trung học phổ thơng, khơng địi hỏi q khắt khe về ngoại hình, khơng địi hỏi phải biết ngoại ngữ, nhưng lại địi hỏi cao về sức khoẻ và tính cẩn thận trong cơng việc để khơng nhầm lẫn, thất lạc sai địa chỉ hành lý, hàng hoá. Đối với nhân viên phục vụ khách hàng lại địi hỏi cao về ngoại hình, cân đối chuẩn chỉ số BMI, có khn mặt sáng,
khơng có khuyết tật, giao tiếp trơi chảy bằng tiếng Anh, ưu tiên ngoại ngữ thứ 2 tiếng Pháp, Đức, Nhật, Hàn, Hoa...
Đối với khối văn phòng, Trung tâm đào tạo: khối này khơng địi hỏi q khắt khe về ngoại hình, ngoại ngữ; song lại địi hỏi cao về chun mơn nghiệp vụ. Bộ phận kế toán, kế hoạch phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ; bộ phận giảng viên của Trung tâm đào tạo phải giỏi về nghiệp vụ, có phương pháp sư phạm tốt.
Ba là, nhân lực ở Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam
phải có sức khoẻ tốt, chịu được áp lực cơng việc với cường độ cao, làm việc theo ca kíp phân cơng 24/7.
Để đảm bảo thời gian và an toàn cho các chuyến bay trong nước, quốc tế đi và đến sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng, trong điều kiện tần suất các chuyến bay ngày càng nhiều, thời tiết theo mùa khơng thuận lợi địi hỏi nhân lực của Cơng ty phải có sức khoẻ tốt, chịu được áp lực cơng việc với cường độ cao, có thể làm việc cả ngày và đêm.
Bốn là, nhân lực ở Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam
phải giỏi về chuyên môn, làm việc chăm chỉ, cẩn thận, thân thiện với khách hàng. Để đảm bảo an tồn cho các chuyến bay, địi hỏi bộ phận bảo dưỡng, cân bằng trọng tải, hướng dẫn chất xếp hàng hố, kéo đẩy tàu bay... phải có chun mơn nghiệp vụ giỏi, làm việc cẩn trọng, không được bỏ bước, khơng được sai sót.
Để phục vụ hành khách trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu và mong đợi, địi hỏi nhân viên PVHK phải có kỹ năng giao tiếp tốt, giỏi ngoại ngữ để giao tiếp với người nước ngoài, thân thiện niềm nở, cầu thị, tôn trọng khách hàng.
Để chất dỡ hành lý hàng hố an tồn, địi hỏi nhân viên phải thực hiện đúng quy trình, trung thực, làm việc cẩn trọng để không làm hư hỏng, đổ vỡ, thất lạc, mất mát hành lý hàng hoá.