Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều cách hiểu cũng như quan niệm khác nhau.
Theo Từ điển tiếng Việt, do Nguyễn Văn Hùng và Thái Xuân Đệ chủ biên, thì chất lượng được hiểu ở nghĩa chung nhất là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của mỗi con người, sự vật, sự việc [35, tr.135]. Theo quan điểm này thì chất lượng là cái vốn có của sự vật, hiện tượng để tạo nên sự vật, hiện tượng đó, làm cho nó là nó và nó khác với cái khác. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học cũng đồng nhất với quan niệm trên và cho rằng “chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc, làm cho sự vật, sự việc này phân biệt với sự vật, sự việc khác” [80, tr.150].
Juran, Josseph cho rằng: Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu. Còn theo
Giáo sư Crosby thì: Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định [113, tr.23].
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên quan niệm về chất lượng cũng khác nhau. Đối với hàng hoá, Yasuhiko cho rằng: “Chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất” [112, 7]. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào khơng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ cơng nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn. Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ thường là: tốt, đẹp, bền, sử dụng lâu dài, thuận lợi, giá cả phù hợp.
Theo tiêu chuẩn ISO 9000: 2015 - Hệ thống quản lý chất lượng, điều khoản 3.6.2 thì: Chất lượng là mức độ của tập hợp các đặc tính vốn có của một đối tượng đáp ứng các yêu cầu.
Khi bàn về chất lượng con người, đương thời, mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng dùng các khái niệm thể lực, trí lực, tâm lực, song Người đã bàn đến sức khoẻ, đức và tài trong mỗi con người. Theo Hồ Chí Minh, “Dân cường thì quốc thịnh” [33, tr.241]. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, sức khoẻ
không chỉ đơn thuần là sự khoẻ mạnh về thể xác mà là cả sự khoẻ mạnh trong đời sống tinh thần. Người viết: “Khí huyết lưu thơng, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ” [33, tr.241]. Ngồi sức khoẻ, con người phải có đức và tài. Khi bàn về mối quan hệ giữa đức và tài Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó” [34, tr.492]. Câu nói của Người đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là phải đồng thời có cả tài và đức. “Tài” chính là tài năng, kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm sống để con người có thể hồn thành cơng việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hồn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp. Người có “tài”, là đem hết tài năng của mình ra phục vụ Tổ quốc, nhân dân thì điều đó rất đáng trân trọng, cái tài giỏi đó được cơng nhận. Ngược lại, người có tài mà chỉ biết vun vén cho riêng mình khơng giúp ích được gì cho dân, cho nước thì đó là người vơ dụng. Mặt khác, có tài mà làm những việc xấu, trái với đạo đức thì khơng những là kẻ vơ dụng mà cịn là có hại, cái tài đó sẽ khơng được xã hội xem trọng. “Đức” chính là đạo đức, tư cách tác phong, lịng nhiệt tình, những khát vọng “chân, thiện, mĩ…”. Người có “đức” là người biết tôn trọng và bảo vệ chân lý, dám đấu tranh với cái sai trái, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể. Đạo đức là phẩm chất không thể thiếu của một con người. Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh thì người có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có đức mà khơng có tài cũng “chẳng khác gì ơng bụt ngồi trong chùa”. Tài năng thì giúp cho chúng ta hồn thành cơng việc một cách dễ dàng, vì vậy có đức mà khơng có tài thì làm việc khó thành cơng, khó đạt được kết quả như ý muốn. Nhiều khi vì khơng có tài năng, họ đã làm hỏng mọi việc, làm ảnh hưởng đến sự nghiệp chung. Như vậy, trong một con người “tài” và “đức” phải luôn song hành với nhau. Đây là hai phạm trù khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau. Trong mỗi con người cái “tài”, cái “đức” không phải ngẫu nhiên mà có, mà hai chữ ấy phải được vun đắp, trao dồi và phải được giáo dục ngay từ tấm bé. Việc dạy chữ (dạy cái tài) và dạy người (dạy cái đức) phải luôn luôn đi song song
với nhau, không được xem nhẹ hay bng bỏ một trong hai mặt ấy. Có như vậy con người mới phát triển tồn diện được.
Tiến sĩ Đoàn Anh Tuấn cho rằng: chất lượng nhân lực là chất lượng tổng hợp của các yếu tố như trí tuệ, sự hiểu biết, trình độ, đạo đức, kỹ năng, sức khỏe, thẩm mỹ... của người lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng để xem xét và đánh giá chất lượng nhân lực. Xét ở góc độ doanh nghiệp thì chất lượng nhân lực phản ánh khả năng, năng lực cũng như trình độ chun mơn của người lao động, phản ánh ở trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động. Chất lượng lao động tốt sẽ ảnh hưởng tới việc tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác như vốn, khoa học công nghệ, tài nguyên... [79, tr.37].
Theo tiến sĩ Lê Thị Ngân, thì chất lượng nhân lực được đo bằng hai tiêu chí: là năng lực hoạt động của người lao động và phẩm chất đạo đức của người lao động đó. Nghĩa là quan niệm trên tiếp cận chất lượng nhân lực ở hai tiêu chí: trí lực và tâm lực mà chưa đề cập đến thể lực [49, tr.39].
Như vậy có thể thấy, các quan điểm được thể hiện trong các nghiên cứu của nhiều tác giả về chất lượng nhân lực khơng có sự thống nhất về khái niệm cũng như tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí được sử dụng làm thước đo trong mỗi khái niệm chủ yếu đề cập đến trình độ học vấn, trình độ văn hố, kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, phẩm chất, năng lực…
Tiếp thu có chọn lọc các quan niệm trên, tác giả cho rằng khi bàn đến chất lượng nhân lực phải bàn đến chất lượng nhân lực cụ thể của một con người, một tổ chức; tại một thời điểm nhất định; với hệ tiêu chí đánh giá phản ánh mối quan hệ tổng hợp các yếu tố cấu thành chất lượng nhân lực là thể lực, trí lực và tâm lực.
Theo đó, chất lượng nhân lực của cá nhân là trạng thái về thể lực, trí lực,
tâm lực phản ánh khả năng hay năng lực của cá nhân đó đáp ứng u cầu nhiệm vụ chun mơn nhất định.
lực, trí lực, tâm lực phản ánh khả năng hay năng lực tập thể của lực lượng lao động của tập thể đó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Chất lượng nhân lực có nội hàm rất rộng. Đối với từng cá nhân đó là tổng hợp những khả năng về thể lực (sức khỏe); trí lực (trình độ học vấn, văn hố, chun mơn, kỹ năng và thói quen lao động; tâm lực (lập trường tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật). Đối với một tổ chức, chất lượng nhân lực là chất lượng tổng hợp của các thành viên trong tổ chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức.
Ba yếu tố, thể lực, trí lực, tâm lực có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau; mỗi yếu tố có vị trí vai trị khác nhau, song giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, làm điều kiện, tiền đề cho nhau và cùng nhau hợp thành chất lượng nhân lực của một tổ chức. Trong đó, sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người, là cơ sở, điều kiện để cho mỗi người phát triển trí lực, tâm lực của mình. Trí lực là yếu tố quan trọng, quyết định nhất đến chất lượng nhân lực của mỗi con người nói riêng, tổ chức nói chung. Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác sẽ quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc của mỗi cá nhân và của tổ chức. Tâm lực, là cơ sở để mỗi cá nhân, tổ chức pháp huy trí lực của mình phục vụ mục đích chung của tổ chức. Đúng như Bác Hồ đã dạy: có tài mà khơng có đức vơ dụng, lại có hại.