Những hạn chế về chất lượng nhân lự cở Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thảnh viên dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam

Một phần của tài liệu Chất lượng nhân lực ở Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam. (Trang 111 - 119)

hữu hạn Một thảnh viên dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam

Bên cạnh những ưu điểm như trên, chất lượng nhân lực ở Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam trong thời gian qua cịn có những hạn chế nhất định, trong đó nổi lên là:

3.2.2.1. Cịn một bộ phận nhân lực của Cơng ty có sức khoẻ chưa đảm bảo.

Một là, một số cán bộ, nhân viên trong Cơng ty chưa đáp ứng tiêu chí về

chiều cao, cân nặng.

Mặc dù cơ bản cán bộ, nhân viên trong Công ty đáp ứng được tiêu chí về chiều cao, nhưng nếu tính mặt bằng chung tồn Cơng ty thì số lượng lao động cao dưới 1m70 đối với lao động nam và dưới 1m60 đối với lao động nữ còn chiếm tỷ lệ khá cao. Theo bảng 3.1, năm 2016 tổng lao động nam và nữ có chiều cao ở mức độ trên là 2.336/3.999 người, chiếm hơn 58,4%; đến năm 2020 số lượng lao động có chiều cao như trên đối với cả nam và nữ là 2.247/.3668 người, bằng 61,2% tổng nhân lực của cả Cơng ty.

Tính theo vị trí cơng việc thì vẫn cịn một tỷ lệ khơng nhỏ nhân viên chưa bảo đảm tiêu chí về chiều cao như khối PVHK, mà điển hình là lực lượng nhân viên nữ đảm nhiệm vị trí nhân viên làm thủ tục, chào đón, hướng dẫn khách làm thủ tục trên các chuyến bay, chỉ có 76,7% lao động đạt tiêu chí về chiều cao trên 1m58. Đối với nhân viên nam, bộ phận nhân

viên khối PVSĐ có tỷ lệ đạt tiêu chí thấp nhất, bởi đây là vị trí cơng việc địi hỏi có chiều cao tốt (1m70 trở lên), sức khỏe dẻo dai để vận hành máy móc, trang thiết bị, bốc xếp hàng hóa; tỷ lệ đạt tiêu chí của bộ phận nhân viên này là 79,3%.

Về cân nặng, thống kê từ 2016 đến 2020 (bảng 3.2) cho thấy còn một bộ phận lao động chưa đủ tiêu chí về cân nặng, hoặc là thiếu cân, hoặc là thừa cân, cụ thể: Năm 2016 số lao động thiếu cân là 205 người, chiếm 5,1%; số lao động thừa cân là 433 người, chiếm 10,8%. Năm 2018 số lao động thiếu cân là 190 người, chiếm 4,8%; số lao động thừa cân là 403 người, chiếm 10,4%. Năm 2020 số lao động thiếu cân là 183 người, chiếm 5%; số lao động thừa cân là 489 người, chiếm 13,3%. Như vậy, số lao động thiếu cân có xu hướng giảm nhẹ, từ 5,1% năm 2016 xuống 5% năm 2020 và số lao động thừa cân có xu hướng tăng, từ 10,8% năm 2016 lên 13,3% năm 2020. Điều đáng chú ý là số lao động thừa cân chủ yếu nằm ở nhóm lãnh đạo Cơng ty và lãnh đạo các phịng, trung tâm cơng ty chiếm tới 85%; nhóm thiếu cân chủ yếu nằm ở nhóm phục vụ, nhân viên các phịng và Trung tâm đào tạo, chiếm tới 75%.

Hai là, chỉ số thể trọng cơ thể của nhân lực Công ty chưa có sự cải thiện

mạnh mẽ.

Mặc dù đại đa số nhân lực có chỉ số thể trọng cơ thể trong mức bình thường (từ 18,5 đến 24,9) nhưng số lao động có chỉ số thể trọng cơ thể ở mức bình thường có xu hướng tăng nhẹ (từ 85,3% năm 2016 tăng lên 86,7% năm 2020); số lao động thừa cân, béo phì có xu hướng gia tăng lên (từ 10,8% tăng lên 13,3%). Số lao động thừa cân, béo phì tập trung ở khối lãnh đạo.

Ba là, còn một bộ phận người lao động không đảm bảo ngày công trong năm.

Bảng 3.8 cho thấy, số lao động không đảm bảo ngày công trong các năm chủ yếu do ba lý do chính là nghỉ ốm, nghỉ có việc gia đình, nghỉ chế độ thai sản. Tỷ lệ lao động nghỉ việc trong các năm vẫn cịn cao, trong đó

năm 2016 có 190 người, chiếm 4,8% trong tổng số lao động; năm 2017 có 211 người, chiếm 5,2%; năm 2018 có 176 người, chiếm 4,5%; năm 2019 có 221 người, chiếm 5,8% và tỷ lệ nghỉ việc cao nhất là năm 2020 với 348 người, chiếm hơn 9,5% tổng số lao động cả Công ty.

Bảng 3.8: Số lao động không đảm bảo ngày công trong năm giai đoạn 2016-2020 Đơn vị tính: Người Nguyên nhân nghỉ 2016 2017 2018 2019 2020 Nghỉ ốm 69 62 56 74 89 Nghỉ việc riêng 54 72 47 83 187 Nghỉ thai sản 67 77 73 64 72 Nguồn: Tổng hợp [53],[54], [55], [56], [57].

Riêng năm 2020 số lao động nghỉ việc riêng tăng đột biến (187 người) là do số lao động trên khơng có việc làm buộc phải tạm dừng làm việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

3.2.2.2. Một bộ phận nhân lực của Cơng ty cịn chưa đáp ứng tiêu chí về học vấn, ngoại ngữ, vi tính và trình độ lý luận chính trị.

Một là, trình độ học vấn, ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị của một

bộ phận nhân lực Công ty chưa đáp ứng tiêu chí đặt ra, thậm chí một số tiêu chí cịn có sự giảm sút.

Về trình độ học vấn, mặc dù hiện tại 100% nhân lực của Cơng ty có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên, nhưng tỷ lệ người lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ rất cao (thường trên 60%): năm 2016 là 2.430/3.999 người, chiếm 60,8%; năm 2017 chiếm 60,7%; năm 2018 chiếm 60,8%; năm 2019 chiếm 59,5% và năm 2020 là 2.213/3668 người, chiếm 60,3% [53],[54], [55], [56], [57].

không đáng kể, từ 2016 đến 2020 chỉ tăng 5 người; trong khi đó số lượng lao động có trình độ đại học và sau đại học lại có sự giảm sút. Năm 2016 số lượng lao động có trình độ đại học là 1.144 người, chiếm 28,6% thì đến năm 2020 chỉ có 1.027 người, chiếm 27,9%; lao động có trình độ sau đại học giảm từ 20 người năm 2016 xuống còn 18 người năm 2020 (Xem hình 3.1).

Tỷ lệ lãnh đạo cơng ty và lãnh đạo các chi nhánh có trình độ sau đại học cịn thấp, năm 2020 mới chỉ có 18/99 người (bằng 18,2%). Lực lượng nhân viên khối cơ quan địi hỏi phải có trình độ đại học và sau đại học như vị trí nhân viên văn phịng cơng ty, phịng tài chính kế tốn, cơng nghệ thơng tin và trung tâm đào tạo thì tỷ lệ lao động đạt tiêu chí chưa cao, mới chỉ có 78/125 người (bằng 62,4%) [57, tr.6].

Về trình độ chun mơn nghiệp vụ, vẫn còn một bộ phận lực lượng lao động của Cơng ty cịn làm việc trái với lĩnh vực đào tạo, hoặc là chưa được ĐT-BD. Cụ thể: Lãnh đạo các phòng chức năng thuộc khối cơ quan cơng ty có 14% chưa đạt tiêu chí; lãnh đạo các trung tâm dịch vụ có 19% chưa đạt tiêu chí; Xếp thứ tự theo các khối thì cao nhất là khối nhân viên trung tâm PVHK có (27%); tiếp đến là khối chuyên viên kinh doanh, kế hoạch, tài chính, kế tốn (12%); nhân viên trung tâm điều hành (1%) chưa đạt tiêu chí; cuối cùng là nhân viên văn phịng, tổ chức hành chính (23%) chưa đạt tiêu chí [57, tr.8].

Về trình độ ngoại ngữ, mặc dù tỷ lệ lao động của Cơng ty đáp ứng tiêu chí về ngoại ngữ khá cao, song một bộ phận cịn chưa đủ tiêu chí về chứng chỉ ngoại ngữ; một bộ phận có chứng chỉ ngoại ngữ song trình độ thực tế chưa tưng xứng với chứng chỉ.

Bảng 3.5 cho thấy, năm 2016 bộ phận u cầu có trình độ TOEIC từ 450 đến 500 có tỷ lệ đạt cao nhất song chỉ chiếm dưới 50%. Cụ thể, năm 2016 mới có 43% lực lượng lao động đáp ứng tiêu chí; năm 2017 là 42,9%; năm 2018 là 43%, năm 2019 là 49,5% và năm 2020 là 48,9%. Đối với bộ

phận phải có yêu cầu ngoại ngữ TOEIC 500 đến 600 thì tỷ lệ đạt so với tiêu chí chỉ từ 14% trở xuống và mức độ cải thiện từng năm không đáng kể. Năm 2016 mới có 14% người lao động đạt tiêu chí; năm 2017 là 13,9%; năm 2018 là 13,9%; năm 2019 là 13,7% và năm 2020 là 14%. Đối với bộ phận đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ TOEIC từ 600 trở lên thì tỷ lệ đạt so với tiêu chí là thấp nhất và có xu hướng giảm: năm 2016 mới có 13,1% người lao động đạt tiêu chí; năm 2017 là 13,4%; năm 2018 là 13,3%; năm 2019 là 11,9% và năm 2020 là 11,7%.

Xét riêng năm 2020 theo các khối thì tỷ lệ lao động chưa đạt chứng chỉ ngoại ngữ như sau: Đối với khối lãnh đạo Ban giám đốc công ty, Ban giám đốc các chi nhánh thì đạt 100% tiêu chí; Lãnh đạo các phịng, trung tâm khối cơ quan, chi nhánh cịn 14% chưa đạt tiêu chí. Đối với khối địi hỏi có tiêu chí TOEIC 500 trở lên: Tỷ lệ chưa đạt tiêu chí về ngoại ngữ của khối này cịn cao. Trong đó khối có tỷ lệ chưa đạt cao nhất là khối chun viên văn phịng, kế tốn có 21% chưa đạt tiêu chí; Đối với khối có tiêu chí TOEIC 450 trở lên: Khối nhân viên PVHK cịn có 25% chưa đạt tiêu chí. Mặc dù các khối địi hỏi có chứng chỉ TOEIC 450 có tỷ lệ lao động đạt tiêu chí cao, song trên thực tế thì chất lượng thực tế về khả năng sử dụng ngoại ngữ của bộ phận này thấp so với u cầu cơng việc. Nhân viên chỉ có thể đọc hiểu, giao tiếp đơn giản, thường gặp khó khăn khi giao tiếp giải thích cặn kẽ cho khách hàng hiểu về tình huống khó khăn gặp phải trong cơng việc, hiểu sai khi đọc các tài liệu liên quan bằng tiếng Anh. Qua kênh thư phản hồi, góp ý của hành khách đi máy bay, đại diện hãng hàng khơng cho thấy cịn một bộ phận nhân viên có ngoại ngữ yếu.

Về trình độ vi tính, mặc dù đại đa số lực lượng lao động của Cơng ty đáp ứng tiêu chí về vi tính, song vẫn cịn một bộ phận chưa đạt. Cụ thể, năm 2020: khối lãnh đạo các Phòng, trung tâm thuộc chi nhánh cịn 14% chưa đạt tiêu chí; đội ngũ chun viên cịn có 8,3% chưa đạt tiêu chí; khối Giáo viên

thực hành đào tạo nghiệp vụ cịn có 5,7% chưa đạt tiêu chí; khối nhân viên PVHK, trung tâm điều hành, cịn có 12% chưa đạt tiêu chí; khối văn phịng có 5% chưa đạt tiêu chí [57, tr.7].

Về trình độ lý luận chính trị, mặc dù số đảng viên được đào tạo lý luận chính trị đã tăng, nhưng đến năm 2020 vẫn còn 176/598 người lao động là đảng viên chưa được đào tạo lý luận chính trị. Trong số 422 đảng viên đã được đào tạo lý luận chính trị thì có tới 386/422 (chiếm 91,5%) đảng viên mới chỉ được đào tạo trình độ lý luận chính trị sơ cấp. Số đảng viên có trình độ lý luận chính trị trung cấp và cao cấp của Cơng ty cịn rất ít, trình độ trung cấp chỉ có 23 đảng viên, chiếm 3,8%; trình độ cao cấp chỉ có 13 đảng viên, chiếm 2,2% tổng số đảng viên của tồn Cơng ty (xem bảng 3.6).

Hai là, kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động ở một

số bộ phận chưa đáp ứng tiêu chí đặt ra.

Bảng 3.9 cho thấy, so với tiêu chí về trình độ chun mơn nghiệp vụ đề ra thì số lượng nhân lực chưa đáp ứng tiêu chí về kinh nghiệm chuyên môn và kinh nghiệm quản lý khi mới được tuyển dụng vào Cơng ty cịn khá cao, cao nhất là các năm 2016 và 2017 có 1.990 người khoảng 24,8% số nhân lực được tuyển dụng.

Bảng 3.9: Số năm kinh nghiệm làm việc của nhân lực Công ty khi được tuyển dụng giai đoạn 2016 - 2020.

Năm

Số năm kinh nghiệm làm việc khi được tuyển

Chưa có Từ 1 đến5 năm Từ 6 đến10 năm Từ 10 đến20 năm Trên 20năm

2016 990 1940 506 402 67 2017 1000 2007 511 406 68 2018 962 2055 492 391 65 2019 917 2017 515 351 57 2020 896 1755 489 327 54 Nguồn: Tổng hợp[53],[54], [55], [56], [57].

chuyên môn và kinh nghiệm quản lý ở mức từ 01 đến 05 năm chiếm đại bộ phận khoảng 48%, trong khi số lao động có kinh nghiệm trên 10 năm cịn chiếm số lượng khá nhỏ khoảng 24%. Cụ thể, năm 2016 có 1.940/3.999 người, chiếm 48,5% lực lượng lao động cả công ty; con số tương ứng của năm 2020 là 1.755/3.668 người, chiếm 47,8%. Số lao động có kinh nghiệm trên 20 năm của 2016 là 67 người, bằng 1,68%, năm 2020 là 54 người, bằng 1,47%. Số lượng nhân lực chưa có kinh nghiệm hoặc có ít kinh nghiệm tập trung ở bộ phận lao động trẻ tuổi, mới được tuyển dụng làm chuyên viên, nhân viên khối văn phòng, nhân viên phục vụ sân đỗ, nhân viên hướng dẫn chất xếp - trung tâm điều hành, nhân viên kiểm soát tải và nhân viên phục vụ hành khách là chủ yếu.

3.2.2.3. Một bộ phận nhân lực của Cơng ty chưa đáp ứng các tiêu chí về tâm lực

Một là, một bộ phận người lao động có lập trường tư tưởng chính trị

chưa vững vàng, đạo đức lối sống chưa lành mạnh.

Trước sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường và đại dịch Covid- 19 một bộ phận người lao động ở cơng ty có lập trường tư tưởng chính trị chưa thực sự vững vàng, cịn dao động, vi phạm nội quy lao động, tiếp tay cho những hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu hình ảnh của cơng ty, hãng hàng khơng khách hàng; Chưa tin tưởng vào những chủ trương, giải pháp phịng chống đại dịch Covid-19 của Chính phủ. Một bộ phận người lao động chưa thực sự yên tâm công tác, năm 2020 có tới 8,8% người lao động là có ý định rời bỏ Cơng ty tìm việc làm mới với mức lương cao hơn [57, tr.11].

Hai là, tinh thần thái độ trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, phương

pháp tác phong công tác của một bộ phận nhân lực của Cơng ty cịn hạn chế. Một số ít người lao động có tinh thần thái độ trách nhiệm đối với cơng việc chưa cao, ý thức tổ chức kỷ luật kém, còn vi phạm kỷ luật lao động phải xử lý hàng năm dưới các hình thức như phê bình, kỷ luật khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cho thôi việc. Phương pháp, tác phong công tác của một bộ

phận nhân lực của Công ty chưa phù hợp với yêu cầu đặt ra. Cụ thể như: Nghỉ làm khơng có lý do hoặc lý do khơng chính đáng; Làm rách vỡ hư hỏng, mất mát, thất lạc hành lý của khách hàng; thái độ ứng xử chưa đúng mực với khách hàng... Số lượng nhân lực mắc khuyết điểm, hạn chế trong q trình lao động cịn khá cao, thể hiện qua số lượng lỗi sai mặc dù có xu hướng giảm nhưng cịn nhiều, năm 2018 có 819 lỗi sai, năm 2019 có 335 lỗi và năm 2020 có 205 lỗi sai [55], [56], [57].

Bảng 3.10 cho thấy, trong giai đoạn vừa qua, mặc dù số lượng người lao động của Công ty bị khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, sa thải có giảm nhưng vẫn cịn khá cao. Cao nhất là năm 2016 có tổng cộng 105 trường hợp với 73 bị khiển trách, 19 trường hợp kéo dài thời hạn nâng lương, 13 bị sa thải. Tiếp đến là năm 2017 có tổng số 101 trường hợp với 72 người bị khiển trách, 22 người bị kéo dài thời hạn nâng lương, 07 trường hợp bị sa thải. Thấp nhất là năm 2020 có 49 trường hợp vi phạm nội quy, quy định bị xử lý kỷ luật với 41 trường hợp bị khiển trách, 07 trường hợp bị kéo dài thời hạn nâng lương và 01 trường hợp bị sa thải. Tuy nhiên sản lượng chuyến bay năm 2020 do ảnh hưởng dịch bệnh đã sụt giảm mạnh 48% so với năm 2019, có thời điểm 70% nhân viên khơng có việc làm.

Bảng 3.10: Các trường hợp vi phạm nội quy, quy định của Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.

Năm Số lượng Khiển trách Kéo dài thời hạn nâng lương Cách chức Sa thải Tổng cộng 2016 73 19 0 13 105 2017 72 22 0 7 101 2018 53 18 0 4 75 2019 74 13 0 2 89 2020 41 7 0 1 49 Nguồn: Tổng hợp [53],[54], [55], [56], [57]. 3.2.2.4. Hàng năm vẫn còn một bộ phận nhân lực ở Cơng ty chưa hồn

thành nhiệm vụ

Số liệu thống kê cho thấy, số lượng cán bộ, nhân viên ở Công ty hàng

Một phần của tài liệu Chất lượng nhân lực ở Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam. (Trang 111 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w