học, tự rèn nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam
Tự học, tự rèn của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Công ty là hoạt động tích cực, tự nguyện, tự giác của họ nhằm trau dồi kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn để nâng cao trình độ nghề nghiệp phát triển tài năng, hoàn thiện nhân
cách của mỗi con người phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội, yêu cầu nhiệm vụ của Công ty. Giải pháp này giữ vị trí vai trị rất quan trọng trong nâng cao chất lượng nhân lực của Cơng ty. Bởi vì, tự học tập, tự rèn luyện đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển năng lực, phẩm chất, trí tuệ, tài năng, đạo đức, nhân cách của mỗi con người. Không chú ý tự học và nâng cao chất lượng tự học, họ sẽ bị tụt hậu về trình độ, về khả năng xử lý những vấn đề kỹ thuật, kinh tế chính trị - xã hội nảy sinh, khó có thể hồn thành được nhiệm vụ. Thông qua quá trình tự học, tự rèn luyện, người lao động có thể tiếp tục hệ thống, khái quát các kiến thức tiếp thu được từ trong quá trình học tập và hoạt động thực tiễn. Đây là quá trình địi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực rất cao của mỗi cán bộ, nhân viên trong Công ty. Chỉ có bản thân từng người mới có thể biết rõ sự thiếu hụt, khiếm khuyết về năng lực, trình độ của mình mà có kế hoạch tự học cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.
Trong suốt q trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, tự rèn, Người đánh giá cao vai trò của tự học, tự rèn trong việc nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ đảng viên. Người chỉ ra rằng: “Năng lực của con người không phải hồn tồn do tự nhiên mà có mà một phần lớn do cơng tác, do tập luyện mà có” [33, tr.280]. Để thực hiện giải pháp này, cần thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu sau đây:
Một là, xây dựng động cơ nghề nghiệp đúng đắn cho cán bộ nhân viên Công ty.
Động cơ nghề nghiệp đúng đắn là yếu tố thơi thúc tính tích cực, chủ động tự học, tự rèn luyện của mỗi cán bộ, nhân viên trong Công ty. Động cơ đó được biểu hiện ở sự hứng thú, thiên hướng và lý tưởng hoạt động nghề
nghiệp của họ. Động cơ hoạt động nghề nghiệp của mỗi cán bộ, nhân viên được hình thành, trước hết từ sự ý thức rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong Cơng ty. Đây là nguồn gốc rất cơ bản có tính chất xuyên suốt, chi phối hoạt động của họ không chỉ trong học tập, rèn luyện mà cả trong q trình cơng tác. Nhờ ý thức được vinh dự và trách nhiệm của mình mà mỗi người có mục tiêu hoạt động đúng đắn, họ sẽ say sưa học tập, chiếm lĩnh tri thức, làm chủ công nghệ, trang bị kỹ thuật. Động cơ hoạt động nghề nghiệp của họ chỉ xuất hiện khi họ nhận thức được quá trình phát triển hồn thiện năng lực và nhân cách là quá trình tự thân. Nhờ giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong chính bản thân mỗi chủ thể: giữa trình độ chun mơn cịn hạn chế với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật; giữa phẩm chất và năng lực hiện có với yêu cầu ngày càng cao của công việc, đã thúc đẩy họ học tập, rèn luyện vươn lên nắm bắt những tri thức khoa học mới và tự hồn thiện mình.
Để xây dựng động cơ hoạt động nghề nghiệp đúng đắn, thúc đẩy hoạt động tự học, tự rèn luyện, cần tạo môi trường điều kiện tốt để họ n tâm cơng tác, gắn bó với doanh nghiệp; xây dựng ý thức, thái độ đúng đắn với nghề nghiệp.
Hai là, xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, tự rèn luyện phù hợp với yêu cầu hoạt động thực tiễn của Công ty.
Để nâng cao chất lượng tự học, tự rèn, mỗi cán bộ, nhân viên Cơng ty phải xây dựng cho mình kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp. Kế hoạch đó phải xây dựng trên cơ sở chức trách, nhiệm vụ được giao; những thiếu hụt của mình về tri thức, chun mơn nghề nghiệp, về phẩm chất, thể lực…
Kế hoạch tự học, tự rèn luyện cần thể hiện được đầy đủ những nội dung học tập và rèn luyện cần thiết; hình thức, phương pháp, thời gian; những yếu tố đảm bảo để thực hiện nội dung đó.
Nội dung tự học phải thiết thực, bổ ích khơng phải học theo phong trào, “cưỡi ngựa xem hoa”; trong đó cần ưu tiên dành thời gian để tự học, tự nghiên cứu những vấn đề văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, nghệ thuật quản lý, ngoại ngữ, vi tính; rèn luyện tay nghề, đạo đức, tác phong làm việc.
Trên cơ sở kế hoạch đã được xác định, mỗi người cần tìm cho mình một phương pháp tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện phù hợp. Bởi mỗi người có đặc điểm riêng, khả năng riêng và nhiệm vụ được giao khác nhau, do đó phương pháp tự học, tự nghiên cứu của mỗi người không giống nhau. Quy luật nhận thức của con người bao giờ cũng đi từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ chưa hồn thiện đến hồn thiện. Do đó, để bảo đảm nâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu, cần vận dụng tổng hợp các phương pháp sao cho phù hợp.
Việc tự học, không chỉ học tập trong sách vở mà phải biết học tập trong thực tiễn. Thông qua hoạt động thực tiễn công tác, sản xuất, kinh doanh, đối mặt trực tiếp với công việc, họ mới kiểm nghiệm được sự đúng, sai của nhận thức, cách nghĩ, cách làm, mới rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân mình; từ đó, vạch ra con đường phấn đấu của riêng mình, tránh được những lỗi lầm, sai sót đồng thời, khắc phục tư tưởng tự thỏa mãn, chủ quan, tác phong làm việc qua loa, đại khái trước đây.
Quá trình thực hiện phải gắn kế hoạch công tác với kế hoạch tự học, tự rèn luyện; khi làm bất cứ cơng việc gì ln có ý thức thu thập tư liệu, đúc kết kinh nghiệm. Có như vậy, việc tự học, tự rèn luyện của mỗi cán bộ, nhân viên trong Cơng ty mới thực sự bổ ích và có hiệu quả.
Cần tích cực học tập kinh nghiệm của các thế hệ cán bộ, nhân viên đi trước; cuộc đời và sự nghiệp của họ là những bài học thực tiễn sâu sắc để thế hệ sau học tập, rèn luyện và phấn đấu. Do đó, phải có thái độ khiêm tốn, ln cầu thị, biết học
tập và noi gương những phẩm chất tốt đẹp của đồng nghiệp, bạn bè.
Phải thường xuyên tự đánh giá chất lượng và báo cáo kết quả tự học, tự nghiên cứu cho lãnh đạo các cấp. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, chức trách được đảm nhiệm và kế hoạch tự học, tự nghiên cứu, mỗi người có thể tự đánh giá về kết quả và chất lượng tự học, tự nghiên cứu của chính mình, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm và phương hướng tự học, tự nghiên cứu tiếp theo. Mặt khác, thông qua tự kiểm tra, đánh giá mà tranh thủ ý kiến đóng góp của cấp trên, của đồng nghiệp về những vấn đề mà bản thân còn vướng mắc. Đồng thời, định kỳ hàng tháng, quý, năm, mỗi cán bộ, nhân viên có thể báo cáo kết quả tự học, tự nghiên cứu với ban lãnh đạo, đề xuất những kiến nghị, suy nghĩ trăn trở mà bản thân chưa tự giải đáp để các cấp quan tâm giải quyết giúp đỡ.
Ba là, phát huy vai trò của lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp trong quản lý kiểm tra, giúp đỡ, động viên, khuyến khích hoạt động tự học, tự rèn luyện của cán bộ, nhân viên trong Công ty.
Tự học tập, tự rèn luyện là hoạt động tự thân của mỗi cán bộ, nhân viên trong Cơng ty. Tuy nhiên, để hoạt động này có nền nếp, rộng khắp và có chất lượng tốt địi hỏi lãnh đạo và quản lý Công ty cần quan tâm động viên, quản lý, kiểm tra và tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt.
Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cần quan tâm giáo dục cho cán bộ, nhân viên của mình về ý thức, trách nhiệm chính trị đối với Cơng ty; vai trị của họ đối với sự tồn tại, phát triển của Cơng ty, từ đó hình thành ở họ động cơ, trách nhiệm tự học, tự bồi dưỡng nghề nghiệp đúng đắn. Thực tiễn ở Công ty cho thấy, một số cán bộ, nhân viên cịn biểu hiện tư tưởng ngại học tập, khơng tích cực trong tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện. Điều đó có nhiều ngun nhân, cả
về cơ chế chính sách cũng như ý thức tự giác của mỗi người. Vì vậy, lãnh đạo Công ty cần phải quán triệt, giáo dục, xây dựng động cơ trách nhiệm cho đội ngũ của mình nêu cao tính tự giác, tích cực trong tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của doanh nghiệp trong tình hình mới. Đồng thời, đưa việc tự học tập, rèn luyện phải là chế độ bắt buộc, tính bắt buộc đó khơng nên chỉ giới hạn trong việc học tập khi có lớp tập huấn, đào tạo mà ngay trong công việc hàng ngày của mỗi người.
Lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời việc thực hiện kế hoạch và nội dung tự học, tự bồi dưỡng của mỗi người cán bộ, nhân viên của Công ty. Tự học tập, tự nghiên cứu là hoạt động tự giác, tích cực của mỗi người, nhưng không phải là theo tùy thích mà phải có kế hoạch, chương trình cụ thể, tỷ mỉ, coi đó như là “pháp lệnh” thực hiện nhiệm vụ của mỗi người, đồng thời là cơ sở căn cứ để cho lãnh đạo, Ban Giám đốc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của mỗi người. Trong quá trình thực hiện, mỗi cá nhân phải thường xuyên bổ sung, hoàn chỉnh cho phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị và năng lực cụ thể của mỗi người.
Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty, cơ quan đơn vị phải tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ, nhân viên một cách thường xuyên, liên tục. Trong hoạt động lãnh đạo, nếu khơng kiểm tra, coi như khơng lãnh đạo. Mục đích của kiểm tra nhằm xác định đúng kết quả học tập, đánh giá tinh thần trách nhiệm của mỗi người với nhiệm vụ tự học, tự bồi dưỡng,
giúp họ kịp thời điều chỉnh phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo và xác định trách nhiệm trong tự học, tự bồi dưỡng. Thông qua kiểm tra, rút ra những kết luận cần thiết cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nâng cao chất lượng của đội ngũ. Việc kiểm tra có thể tiến hành sau mỗi đợt tập huấn, học tập chính trị, hội thao tay nghề, sau mỗi cơng trình khoa học, từng năm... qua đó chỉ ra được ưu, nhược điểm để có phương hướng, giải pháp khắc phục.
Lãnh đạo, quản lý Cơng ty cần động viên khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian, vật chất, kinh nghiệm, phương pháp để hoàn thành kế hoạch tự học, tự nghiên cứu. Cơng ty phải có cơ chế chính sách tạo điều kiện cho người lao động trong việc tự học, tự rèn luyện. Có chính trách hỗ trợ tài chính cho người lao động tham gia học các lớp bổ sung kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm...; khuyến khích học tập lý luận chính trị; kết hợp chính sách với cơng tác giáo dục, hành chính và nhận xét, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
Thực hiện tốt biện pháp này sẽ kích thích, động viên họ khơng ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất của mình. Tránh tình trạng chỉ hơ hào, kêu gọi mọi người tự học, nhưng không tạo điều kiện, khơng đơn đốc, kiểm tra, khơng có cơ chế khuyến khích sẽ dẫn đến triệt tiêu động lực tự học, tự rèn luyện. Đồng thời, lãnh đạo, Ban Giám đốc Công ty phải là tấm gương mẫu mực cho tinh thần và ý chí quyết tâm tự học, tự rèn, tiêu biểu cho tính ham học, cầu tiến bộ, tự giác trong nâng cao trình độ.
Xây dựng mơi trường thuận lợi để khuyến khích mọi cán bộ, nhân viên, trong Cơng ty tích cực tự học tập, tự rèn luyện. Đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh
ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong quản lý, trong cung cấp dịch vụ cho khác hàng tạo điều kiện, môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại mang tầm quốc tế. Đây vừa là mơi trường thuận lợi, vừa là địi hỏi khách quan người lao động phải phấn đấu học tập nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng cơng tác của mình mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Phải biến quá trình tự học tập, rèn luyện thành nhu cầu tự thân không thể thiếu, lôi cuốn mọi người tự học, tự rèn luyện có hiệu quả. Q trình tự học tập, rèn luyện của cá nhân phải được tổ chức, quản lý, theo dõi; được giúp đỡ, tạo điều kiện; được đánh giá kết quả, được cơng nhận thành tích. Phát huy vai trị của các tổ chức đồn thể trong Cơng ty như: Cơng đồn, Đồn thanh niên, Ban nữ công... tạo ra môi trường xã hội gần gũi, kích thích mỗi người nâng cao tính tự giác, tính tích cực trong tự học tập, tự bồi dưỡng. Tổ chức phong trào thi đua, kịp thời nhân rộng các điển hình tiên tiến về gương cán bộ tự học, tự bồi dưỡng để tạo phong trào tự học sâu rộng trong Công ty. Đồng thời, thực hiện tốt sinh hoạt phê bình và tự phê bình nghiêm túc, phê phán những biểu hiện lười học, ngại học, trung bình chủ nghĩa, chưa có ý thức phấn đấu vươn lên.
Kết luận chương 4
Để nâng cao chất lượng nhân lực ở Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất Sân bay Việt Nam, chương 4 luận án đã tập trung phân tích ba quan điểm và năm giải pháp. Các quan điểm mang tính chỉ đạo, gồm: Nâng cao chất lượng nhân lực ở Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam vừa là vấn đề cấp bách trước mắt, vừa là vấn đề cơ bản lâu dài, có vai trị quyết định đến sự thành bại của Công ty; nâng cao chất lượng nhân lực ở Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam phải tồn diện, nhưng có trọng điểm; phát huy sức mạnh tổng hợp trong nâng cao chất lượng nhân lực ở Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam.
Các giải pháp gồm: Nâng cao sức khoẻ, năng lực và phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức cho người lao động ở Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam; Bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách nâng cao chất lượng tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ lực lượng lao động ở Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam; xây dựng, bổ sung hoàn thiện quy hoạch nhân sự ở Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các chủ thể về nâng cao chất lượng nhân lực của Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam; Phát huy vai trị tích cực, tự giác trong tự học, tự rèn nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, nhân viên Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam.
Các quan điểm và giải pháp đề xuất là một hệ thống tổng thể, đồng bộ, có mối quan hệ biện chứng với nhau. Mỗi quan điểm, giải pháp có vị trí vai trị, nội dung khác nhau, song đều hướng tới mục tiêu là để nâng cao chất lượng nhân lực ở Cơng ty. Vì vậy, khi áp dụng phải áp dụng tổng hợp, nhưng có trọng tâm trọng điểm trong từng giai đoạn. Khắc phục tư tưởng xem nặng quan điểm, giải pháp