3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank
3.3.1.6. Phát triển hoạt động kinh doanh
Nâng tỷ trọng cho vay nông nghiệp - nông thôn lên mức 70% - 80%.
+ Với các chi nhánh ở khu vực nông thôn, tỷ lệ này khơng q khó khăn, thậm chí phần lớn chi nhánh ở các tỉnh hoặc huyện ngoại thành, tỷ lệ ln vượt mức 70%, có nơi hơn 90% là cho vay nông nghiệp. Nhưng ở đô thị, đặc biệt là 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khi diện tích canh tác nông nghiệp trong nội thành gần như khơng cịn, thật sự rất khó khăn cho các chi nhánh cho vay nơng nghiệp. Vì vậy các chi nhánh đơ thị này có nhiệm vụ là huy động vốn và ủy thác cho Trụ sở chính phân bổ cho các chi nhánh khác cho vay nông nghiệp.
+ Agribank ở đô thị cũng có thể tiếp cận, mở rộng cho vay đối với các chương trình dự án của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về nông nghiệp nông thôn. Phối hợp với Ủy ban các cấp, các tổ chức hiệp hội đoàn thể triển khai phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao, sản phẩm sạch, nơng nghiệp ít chiếm diện tích đất theo hướng nơng nghiệp đơ thị, mở rộng cho vay các doanh nghiệp sơ chế, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
+ Tăng cường hợp tác với các tổng công ty kinh doanh trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản - chế biến đặt trụ sở tại 2 thành phố lớn như: Tổng công ty lương thực miền Nam, Tổng công ty nơng nghiệp Sài Gịn, Tập đồn cao su Việt Nam…
+ Đối với hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn nhiều rủi ro, Agribank nên liên kết chặt chẽ với công ty bảo hiểm và dần tiến tới việc tất cả món vay đều phải mua bảo hiểm nơng nghiệp để có biện pháp chuyển hóa rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi cho vay. Thực tế ai cũng có lợi trong mối liên kết này, Agribank phòng
ngừa được rủi ro khi cho vay, nơng dân có tiền bảo hiểm nếu chẳng may gặp rủi ro, cơng ty bảo hiểm có nguồn thu phí từ bảo hiểm.
Tăng khả năng huy động vốn.
Để tạo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, Agribank cần tập trung tối đa công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn chi phí rẻ và có tính bền vững. Các giải pháp có thể thực hiện như:
+ Khu vực nông thôn là khu vực tiềm năng để Agribank có thể khai thác. Agribank có lợi thế cực kỳ lớn ở khu vực nông thôn khi gần như không phải cạnh tranh với ngân hàng khác nên đây là nguồn vốn tương đối rẻ và ổn định, đặc biệt là nguồn vốn trung - dài hạn. Tuy nhiên, phần lớn người dân nơng thơn vẫn cịn thói quen giữ tiền mặt ở nhà. Vì vậy Agribank phải tìm cách quảng bá SPDV đến người dân, tích cực giới thiệu các lợi ích có được từ việc gửi tiền như: sinh lợi, an toàn, tiện lợi cho việc thanh toán. Đồng thời Agribank phải nghiên cứu đưa ra các sản phẩm tiết kiệm phù hợp như lãi suất và kỳ hạn linh hoạt, rút gọn thủ tục giao dịch, thái độ phục vụ mềm mỏng, tránh gây phiền hà cho khách hàng. Agribank cũng có thể phối hợp với Hội phụ nữ, Đồn thanh niên, Hội nông dân…thành lập các tổ tiết kiệm vay vốn để người dân khi vay tiền mà chưa cần dùng đến có thể gửi tiền vào ngân hàng.
+ Agribank cần đẩy mạnh hơn nữa phát triển sản phẩm thẻ vì đây là nguồn vốn rẻ bằng cách tích cực tìm kiếm, phối hợp với các công ty để trả lương qua thẻ, liên kết với các trường đại học để mở thẻ cho sinh viên… và ưu tiên mở thẻ khơng mất phí cho các đối tượng này.
+ Bên cạnh nguồn vốn ổn định từ dân cư, Agribank cũng nên tìm cách tiếp cận với các tổ chức lớn như: Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước vì đây là nguồn vốn lớn và chi phí rẻ hơn.
+ Agribank hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp nông thôn nên rất dễ tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức trong nước và quốc tế với giá rẻ và kỳ hạn dài. Agribank nên tích cực tăng cường hợp tác với các tổ chức này và nghiêm túc thực hiện, tuân thủ theo đúng những cam kết, sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục
đích để tạo dựng uy tín, tạo điều kiện cho các lần hợp tác sau.
+ Với các khách hàng là tổ chức nên ưu tiên giảm phí thanh tốn để khuyến khích họ mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, ưu tiên xử lý giao dịch trước cho các khách hàng thân thiết, cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ thanh tốn tự động đi kèm: đóng bảo hiểm xã hội, thu ngân sách, đóng thuế…
Phát triển hoạt động dịch vụ.
Lợi nhuận của Agribank những năm gần đây đã có sự giảm sút rõ rệt. Agribank phụ thuộc quá nhiều vào mảng cho vay khi thu nhập từ lãi chiếm đến gần 90%, cho vay thiếu kiểm soát làm nợ xấu tăng cao trong khi thị phần dịch vụ ngày càng giảm sút là nguyên nhân chủ yếu của việc lợi nhuận thu được không tương xứng với quy mơ. Ngồi ra, cịn do đặc thù cho vay nơng nghiệp, nơng thơn tiềm ẩn nhiều rủi ro, món vay nhỏ lẻ, lãi suất cho vay thấp, chi phí hoạt động cao do mạng lưới phải rộng và mất nhiều nhân lực. Vì vậy, để cải thiện tình hình, Agribank cần phải tập trung phát triển mạnh mảng dịch vụ để có thêm nguồn thu và tận dụng được ưu điểm về mạng lưới.
+ Đầu tư phát triển mạnh cho mảng hoạt động dịch vụ để lấy lại thị phần đã mất bằng việc nâng cao chất lượng dịch vụ: tinh giản thủ tục, rút gọn thời gian xử lý, huấn luyện lại đội ngũ nhân viên và có chính sách phí hợp lý. Với dịch vụ thanh tốn quốc tế, nghiên cứu lại quy trình cấp hạn mức cho phương thức L/C theo hướng linh hoạt hơn trên cơ sở vẫn kiểm soát được rủi ro. Với mảng thẻ, tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển thẻ, song song đó là nghiên cứu để tăng tính bảo mật cho thẻ, rút ngắn hơn nữa thời gian cấp thẻ, tùy đối tượng khách hàng mà có chính sách phí phù hợp.
+ Giao chỉ tiêu thu nhập từ dịch vụ về cho từng chi nhánh, cho chi nhánh mọi quyền tự quyết về phí dịch vụ để buộc các chi nhánh phải tích cực, năng động trong việc tìm kiếm khách hàng, phát triển mạnh các hoạt động ngồi cho vay. Thực tế hiện nay có một số chi nhánh vẫn làm ăn rất hiệu quả chỉ với nguồn thu từ lãi mà không quan tâm phát triển mảng dịch vụ. Tuy nhiên, nên buộc các chi nhánh này phải tìm cách phát triển mảng dịch vụ để tận dụng được mạng lưới, chiếm lĩnh thị
phần trước khi các ngân hàng khác tăng cường sự hiện diện. Tùy mức độ đạt chỉ tiêu thu nhập từ dịch vụ mà chi nhánh mới được phép chi thưởng.
+ Tăng cường mở rộng hình thức cung cấp dịch vụ trọn gói, nâng tỷ lệ bán chéo sản phẩm. Tăng cường hơn nữa sự liên kết giữa các phòng ban để giới thiệu tư vấn khách hàng sử dụng thêm các dịch vụ khác của Agribank.