Tốc độ tăng trưởng chiều dài/ngày của cá rô phi ở các ao nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình nuôi cá rô phi oreochromis niloticus thâm canh tại vĩnh phúc (Trang 48 - 65)

Nhìn chung sau 6 tháng ni (từ tháng 6/2016 tới tháng 12/2016) cá rơ phi có tốc độ lớn tốt, khả năng sử dụng và hấp thu thức ăn có hiệu quả. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng của cá rơ phi ở các ao có sự khác nhau, mặc dù sự khác nhau chưa thực sự đáng kể. Nguyên nhân do các ao có sự khác nhau về nhiều yếu tố như diện tích, độ sâu mức nước, sử dụng máy tạo ơxi trong q trình ni và chế độ chăm sóc, quản lý của từng hộ. Kết quả của mơ hình cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của của Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc năm 2013 về sử dụng các công thức thức ăn sử dụng nuôi cá rô phi; sau 5 tháng nuôi cá ở mật độ 3 con/m2, khối lượng trung bình của cá đạt 600g/con, chiều dài trung bình đạt 28cm/con. Mơ hình áp dụng lần này ni với mật độ 2 con/m2 cá có khối lượng trung bình đạt 788g/con và chiêu dài đạt 30,1 cm/con. Điều đó chứng tỏ cá ni mật độ thấp có tăng trưởng nhanh hơn khi nuôi với mật độ cao.

4.2.4. Tỷ lệ sống của cá

Trong quá trình theo dõi đề tài, nhờ có sự quản lý và chăm sóc của các hộ gia đình tham gia xây dựng mơ hình, cùng sự quan tâm của các cán bộ đề tài, kịp thời nắm bắt và xử lý các tình huống phát sinh trong q trình ni. Nhờ vậy nên cá có sức sinh trưởng phát triến tốt, ít bệnh và đạt tỷ lệ sống khá cao. Cùng thu thập số liệu và đánh giá với các hộ nuôi cá rô phi khác triển khai cùng đợt cho thấy cá ni của đề tài có tỷ lệ sống cao hơn từ 5-7%. Các kết quả về tỷ lệ sống được thống kê qua theo dõi của chủ hộ cùng cán bộ đề tài, được thể hiện trên bảng 4.8 dưới đây:

Bảng 4.8. Tỷ lệ sống cá nuôi Ao Ao

Số cá thả (con) Số cá thu được (con) Tỷ lệ sống (%) Rô phi Chép Mè Rô phi Chép Mè Rô phi Chép Mè

H1 19.000 500 500 15.390 415 425 81 83 85 H2 19.000 500 500 16.150 440 450 85 88 90 H3 19.000 500 500 14.820 400 450 78 80 90 H4 19.000 500 500 15.580 430 465 82 86 93 H5 13.300 350 350 10.640 298 287 80 85 82 H6 19.000 500 500 15.010 390 415 79 78 83 H7 19.000 500 500 15.200 415 460 80 83 92 H8 15.200 400 400 12.008 324 336 79 81 84 H9 13.300 350 350 10.640 308 319 80 88 91 Tổng 155.800 4.100 4.100 125.438 3.420 3.607 80 84 88

Sau 6 tháng nuôi cho thấy, tỉ lệ sống cá rô phi dao động từ 78-85%, tỷ lệ sống trung bình của cá ni ở các hộ đạt 80%. Cá ni ở ao H2, H4 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 85%, và 82%, ao H3 có tỷ lệ sống thấp nhất đạt 78%. Đối với cá chép và cá mè tỷ lệ sống đạt cao hơn so với cá rơ phi. Cá chép dao động từ 78- 88%, trung bình đạt 83,6%; cá mè dao động từ 83-93%, trung bình đạt 87,8%.

Cá nuôi ở ao H3 và H6, H8 có tỷ lệ sống thấp hơn so với các hộ còn lại. Nguyên nhân là do vào thời điểm tháng 7, tháng 8 có những đợt nắng nóng kéo dài, có hơm nhiệt độ nước lên tới 35-360C, chủ hộ vẫn tiếp tục cho cá ăn, cộng với cơn bão số 3 gây ra (tháng 8/2016), nước từ nơi khác tràn vào trong ao nên chất lượng nước trong ao ni bị ảnh hưởng làm cá chết, do đó tỷ lệ hao hụt cao so với các hộ còn lại.

4.2.5. Kết quả theo dõi thức ăn và hệ số tiêu tốn thức ăn

Tất cả các ao nuôi đều sử dụng 100% cám của công ty Cargill trong suốt q trình ni, tuy nhiên hàm lượng protein trong thức ăn được thay đổi tùy thuộc vào cỡ cá và nhu cầu protein của cá. Giai đoạn cá còn nhỏ (từ 2g/con- 20g/con), cá có nhu cầu protein cao, đề tài đã khuyến cáo các chủ hộ nên sử dụng cám Cargill 40% protein đến khi cá đạt 20g/con. Thời gian tiếp theo khi cá đạt đến 200g/con sử dụng cám Cargill 35% protein, khi cá đạt trên 200-500g/con sử dụng cám Cargill 30% protein. Các tháng tiếp theo khi cá đạt trên 500g/con đến khi thu hoạch sử dụng cám Cargill 28% protein.

Trong ao nuôi gồm cá rô phi, chép và cá mè, tuy nhiên cá rô phi thả đối tượng thả ni chính nên chiếm tỷ lệ cao (95%), cịn cá chép và mè ni với mật độ và tỷ lệ thấp; cá mè ăn sinh vật phù du. Do vậy đề tài tập trung đánh giá lượng thức ăn sử dụng đối với cá rô phi và cá chép. Các kết quả theo dõi về lượng thức ăn sử dụng tại các mơ hình được ghi chép và theo dõi đầy đủ. Kết quả được thể hiện ở Bảng 4.9.

Kết quả thể hiện ở bảng 4.9 cho thấy, hệ số thức ăn của cá nuôi dao động từ 1,35-1,45. Ao H3 có hệ số thức ăn cao nhất (1,45) do cho cá ăn thức ăn có hàm lượng protein cao trong giai đoạn đầu ngắn hơn các ao khác (các ao khác cho cá ăn cám hàm lượng 40% protein trong 1 tháng dầu và sử dụng cám 30-35% protein trong 3 tháng tiếp theo, sử dụng cám 28% protein trong 2 tháng cuối; riêng ao của hộ H2 tháng đầu không cho cá ăn cám hàm lượng đạm 40%, sử dụng cám có độ đạm 35% protein trong tháng đầu và sử dụng cám 30-35% protein trong các tháng tiếp theo, sử dụng cám 28% protein trong 3 tháng cuối.

Bảng 4.9. Kết quả theo dõi thức ăn ở các ao nuôi cá rô phi Ao Ao Lượng cá thu được (con) Cỡ cá thu hoạch (g/con) Sản lượng cá thu hoạch (kg) Thức ăn (kg) Hệ số thức ăn (FCR) Rô phi Chép Rô phi Chép

H1 15.390 415 850 850 13.388 18.341 1,37 H2 16.150 440 835 900 13.835 18.677 1,35 H3 14.820 400 745 800 11.314 16.406 1,45 H4 15.580 430 830 900 13.277 17.923 1,35 H5 10.640 298 755 800 8.242 11.951 1,45 H6 15.010 390 750 800 11.523 16.132 1,40 H7 15.200 415 841 870 13.094 18.069 1,38 H8 12.008 324 730 760 8.976 12.746 1,42 H9 10.640 308 760 850 8.311 11.636 1,40 TB 125.438 3.420 788 837 101.960 141.882 1,40 4.2.6. Năng suất, sản lượng cá nuôi

Sau 6 tháng nuôi, thu hoạch cá với số liệu ghi chép được của các chủ hộ và cán bộ thực hiện đề tài. Kết quả sản lượng và năng suất cụ thể ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Năng suất, sản lượng cá nuôi

Ao Sản lượng cá thu (kg) Năng suất

(tấn/ha) Rô phi Chép Mè Tổng H1 13.082 353 425 13.860 13,9 H2 13.485 396 405 14.286 14,3 H3 11.042 320 428 11.790 11,8 H4 12.935 387 512 13.834 13,8 H5 8.036 238 273 8.547 12,2 H6 11.258 312 415 11.985 12,0 H7 12.778 361 552 13.691 13,7 H8 8.766 246 386 9.399 11,7 H9 8.081 262 319 8.661 12,4 TB 11.051 319 413 11.783 12,9

Kết quả cho thấy sản lượng và năng suất thu được ở các nghiệm thức khá tốt. Do cá rơ phi chiếm tỉ lệ thả ni chính nên khối lượng và tỉ lệ sống của lồi cá này quyết định đến năng suất và sản lượng ni. Ao H2 tuy khối lượng trung bình của cá chưa đạt cao nhất 835g/con nhưng có tỷ lệ sống đạt cao nhất 85% nên sản lượng và năng suất cá thu được lớn nhất (sản lượng 14,3 tấn, năng suất

14,3 tấn/ha), ao H8 và H3 có năng suất thấp nhất đạt 11,7 tấn/ha. Sản lượng cá nuôi ở các hộ chia làm 2 nhóm khá tương đồng; ao H1, H2, H4, H7 có năng suất đạt 13,7-14,3 tấn/ha, các ao còn lại năng suất đạt 11,7-12,4 tấn/ha. Năng suất bình quân đạt 12,9 tấn/ha.

4.2.7. Kết quả theo dõi tình hình dịch bệnh của cá

Trong năm 2016, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, điều kiện thời tiết có những diễn biến bất thường, nắng nóng kéo dài, xảy ra các đợt mưa lớn kéo dài, bão lũ đã có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến ni trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Một số nơi xảy ra hiện tượng cá rô phi bị chết rải rác như: ở xã Phú Đa, Tuân Chính – huyện Vĩnh Tường); xã Tam Hồng, xã Yên Phương, Nguyệt Đức (huyện Yên Lạc), Phường Hội Hợp - TP. Vĩnh Yên). Quá trình đi kiểm tra thực tế cho thấy nhiều hộ nuôi cá rô phi bị bệnh do chưa tn thủ quy trình phịng trị bệnh cho cá rơ phi, mơi trường có dấu hiệu ơ nhiễm, chất lượng nước thay đổi, hàm lượng ơxi hịa tan thấp, pH cao, chỉ số COD và BOD cao, hàm lượng amoni cao, hơn nữa tại các hộ này vào những ngày nắng nóng nhiệt độ cao vẫn cho cá ăn với lượng thức ăn lớn, không sử dụng thiết bị máy tạo ôxy thường xuyên, thả giống với mật độ dày…. khi cá bị chết các hộ nuôi đã dùng thuốc điều trị chưa đúng cách hoặc không triệt để nên hiệu quả chữa bệnh không cao như cho ăn nhiều loại thuốc, pha chưa đúng cách, sử dụng thuốc sát trùng chưa đúng nồng độ, thời điểm….

Đối với các chủ hộ thực hiện đề tài, chúng tôi đã tổ chức tập huấn, hàng tuần hoạch khi có vấn đề gì bất thường trực tiếp xuống kiểm tra chỉ đạo, hướng dẫn chủ hộ thực hiện đồng bộ một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Định kỳ hàng tháng các hộ thực hiện mơ hình cho cá ăn thuốc phòng bệnh, xử lý môi trường theo đúng hướng dẫn để phịng bệnh cho cá trong ao ni và cải thiện môi trường nước ao. Cụ thể:

Định kỳ 10 - 15 ngày dùng vôi hoặc thuốc sát khuẩn xử lý nước ao; bón vơi với lượng 3 kg/100m3, vơi được hịa lỗng té đều khắp mặt ao. Hoặc dùng dùng Iodine, Vicato tẩy trùng ao nuôi với liều lượng 1 lọ 1lít hoặc 1kg/6.000m3 nước ao.

Sau 3-5 ngày bón vơi dùng chế phẩm sinh học như EMC hoặc BIO-DW, Zeolite xử lý nước ao giúp phân huỷ chất hữu cơ, hấp thu khí độc và cải thiện đáy ao, tăng cường các vi sinh vật có lợi cho nước,...

Cho cá ăn phòng bệnh bằng thuốc tiên đắc với lượng từ 1g thuốc/5kg cá/ngày, sử dụng trong 5 ngày liên tục hoặc có thể sử dụng tỏi tươi. 1kg tỏi tươi, bóc vỏ, nghiền mịn hồ với với 1-1,5 lít nước sau đó trộn vào thức ăn cho cá ăn phịng bệnh (trộn ít dầu ăn vào cám sau khi trộn nước tỏi giúp bao ngoài viên thức ăn nhằm hạn chế tinh dầu tỏi bị thất thốt vào mơi trường nước; 1kg tỏi tươi sử dụng trộn vào thức ăn cho 700-1.000kg cá). Cho cá ăn vitamin C, men tiêu hóa 2 đợt/tuần liên tiếp trong 7 ngày giúp tăng sức đề kháng cho cá.

Quản lý tốt thức ăn, phân bón (khơng bón phân tươi) để tránh ô nhiễm môi trường nước và hạn chế bệnh phát triển. Cấp nước bổ sung cho ao, duy trì độ sâu mức nước tối thiểu 1,5-2,5m. Trong những ngày nắng nóng cần cho cá ăn muộn (khoảng 18 giờ), trước lúc cho cá ăn lên chạy máy sục khí 2 - 3giờ để giúp nước được trộn đều, tăng lượng oxy, giảm bớt khí độc trong nước ao. Những hơm trời nắng nóng, nhiệt độ cao 37-380C giảm lượng thức ăn chỉ cho cá ăn 1 bữa sáng hoặc ngừng cho cá ăn, 1 tuần cho cá nhịn ăn 1 ngày.

Ngồi ra, máy sục khí bật thường xun vào thời điểm ban đêm và buổi sáng (1h-5h sáng), vận hành máy kéo dài hơn nhất là vào những ngày nắng nóng, trời âm u, sau mưa bão.

Với các biện pháp trên và sự thực hiện tốt của hộ nuôi nên môi trường ao nuôi được quản lý tốt, các chỉ số môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép và phù hợp cho nuôi cá. Do vậy cá phát triển tốt, không phát hiện bệnh trong suốt q trình ni.

4.2.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế của các ao ni được tính căn cứ vào các chi phí về giống, thức ăn, thuốc, hóa chất và chi phí thuê nhân công đánh bắt thu hoạch, điện và giá cá rô phi bán vào thời điểm thu hoạch. Các kết quả về hiệu quả kinh tế gồm chi phí, doanh thu và lợi nhuận được thể hiện ở bảng 4.11, bảng 4.12.

* Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất của hộ ni chủ yếu là chi phí thức ăn, chi phí mua con giống, các chi phí về thuốc, hóa chất và chi phí khác (th nhân cơng đánh bắt, điện...).

Chi phí con giống: Các hộ ni mua con giống cùng nơi cung cấp với giá

giống cá rô phi 1.500 đồng/con, cá chép 2.000 đồng/con, cá mè 500 đồng/con. Do đó, chi phí về mua giống của các hộ thí nghiệm khá tương đồng, chỉ khác nhau do diện tích ao ni khác nhau nên số giống thả khác nhau. Chi phí giống từ 20,8-29,7 triệu đồng/hộ và chiếm 9-10% trong tổng chi phí sản xuất.

Bảng 4.11. Chi phí mơ hình ni cá rơ phi Ao Ao

Chi phí (1.000 đ) Giá

thành (đ/kg) Giống Thức ăn Thuốc

Điện Lao động Khác Tổng H1 29.750 265.947 5.500 12.500 12.000 5.000 330.697 24,7 H2 29.750 270.815 6.000 13.000 11.000 5.000 335.565 24,3 H3 29.750 237.881 5.000 11.000 10.000 4.500 298.131 26,4 H4 29.750 259.890 4.500 13.000 12.000 3.000 322.140 24,3 H5 20.825 173.291 4.000 9.000 11.000 3.000 221.116 26,8 H6 29.750 233.921 5.000 12.500 11.500 4.000 296.671 25,7 H7 29.750 262.001 5.000 10.000 9.000 5.000 320.751 24,5 H8 23.800 184.815 5.500 10.000 10.000 3.500 237.615 26,5 H9 20.825 168.722 4.800 9.500 11.000 3.500 218.347 26,3 TB 27.106 228.587 5.033 11.167 10.833 4.056 286.781 25,5

Chi phí về thức ăn: Các hộ nuôi sử dụng thức ăn cám Cargill, sau khi

tổng hợp, tính tốn lượng thức ăn từng giai đoạn và trong suốt chu kỳ ni cho thấy giá thức ăn bình qn 14.500 đồng/kg. Do chi phí thức ăn chiếm 77-80% chi phí sản xuất. Các hộ ni sử dụng 100% thức ăn cơng nghiệp nên chi phí thức ăn khá cao từ 168 – 265 triệu đồng/hộ. Các hộ ni có hệ số thức ăn thấp thì có chi phí thức ăn thấp.

Chi phí thuốc: Chi phí này chủ yếu là từ các chất xử lý, cải tạo môi

trường, chế phẩm sinh học, thuốc bổ sử dụng trong q trình ni. Các hộ ni đều có chi phí thuốc dao động từ 4-6 triệu đồng/hộ.

Chi phí điện: Điện thắp sáng và điện chạy máy sục khí, chi phí điện dao động từ 9-13 triệu đồng/hộ. Do các hộ sử dụng máy sục khí bật thường xuyên nên chi phí tiền điện cao hơn so với các hộ nuôi trồng thủy sản khác.

Nhân cơng lao động: Chi phí th nhân cơng đánh bắt, trơng coi,... dao

động từ 12 – 15 triệu đồng/hộ.

Chi phí khác: Bao gồm mua sắm dụng cụ khác, tiền vay lãi suất ngân

hàng, ...chi phí này dao động từ 3-5 triệu đồng/hộ.

Tổng chi phí sản xuất: Tổng chi phí sản xuất của các hộ dao động từ 218

– 330 triệu đồng/hộ; trung bình là 286 triệu đồng/hộ. Trong đó, hộ có chi phí cao nhất là H1 với 330 triệu đồng/ha, tiếp đến là H2, H4 với 322- 334 triệu đồng/ha, hộ có chi phí thấp nhất là H8 với 218 triệu đồng tương đương với 311 triệu

đồng/ha. Với giá thành sản xuất bình qn của cá rơ phi ni tại các hộ dao động từ 24.300-26.800đ/kg, trung bình là 25.500đ/kg.

Hiệu quả kinh tế của mơ hình ni cá rơ phi được thể hiện qua bảng 4.12 Bảng 4.12. Hiệu quả nuôi cá rô phi

Ao

Sản lượng cá thu (kg)

Tổng thu (1.000đ)

Tổng chi (1.000đ) Lợi nhuận (1.000đ) Rô phi Chép Mè Thực tế Tính cho 1ha Thực tế Tính cho 1ha H1 13.082 353 425 383.173 330.697 330.697 52.476 52.476 H2 13.485 396 405 395.877 335.565 335.565 60.312 60.312 H3 11.042 320 428 324.864 298.131 298.131 26.733 26.733 H4 12.935 387 512 381.103 322.140 322.140 58.963 58.963 H5 8.036 238 273 236.268 221.116 315.881 15.151 21.645 H6 11.258 312 415 330.503 296.671 296.671 33.832 33.832 H7 12.778 361 552 376.111 320.751 320.751 55.360 55.360 H8 8.766 246 386 258.036 237.615 297.019 20.421 25.527 H9 8.081 262 319 238.821 218.347 311.925 20.474 29.248 TB 11.051 319 413 324.973 286.781 314.309 38.191 40.455 * Tổng doanh thu: Do thời điểm thu hoạch, giá bán cá khá thấp nên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình nuôi cá rô phi oreochromis niloticus thâm canh tại vĩnh phúc (Trang 48 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)