Độ độc của H2S cũng tăng dần theo nhiệt độ và pH như phần trăm của nó trong tổng gốc sunphít. Ngồi ra, H2S dù ở một lượng rất nhỏ trong thủy vực nhất là vùng đáy cũng gây ra sự hạn chế phát triển đối với nhiều loại động vật đáy, hạn chế thức ăn tự nhiên của thủy vực, tích lũy trong bùn gây mùi khó chịu vào những ngày trời nắng, gây ra hiện tượng thiếu ôxy nghiêm trọng ở các ao nước tù.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy giá trị H2S ở ao nuôi của các hộ đều nằm trong giới hạn cho phép, dao động từ 0,003-0,005. Cao nhất là ao H6 đạt 0,005mg/l. Hàm lượng H2S tăng dần về cuối vụ nuôi, tháng 12 trung bình là 0,006mg/l, trong khi đó tháng 7 là 0,001 m/l. Càng về cuối vụ nuôi lượng chất thải tích tụ ở đáy ao càng nhiều, do đó hàm lượng H2S có xu hướng tăng tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
4.2.2. Kết quả theo dõi sinh trưởng của cá
4.2.2.1. Tăng trưởng về khối lượng
Kết quả nghiên cứu tốc độ sinh trưởng cá rơ phi cho thấy cá có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện ni ở Vĩnh Phúc. Sử dụng thức ăn công nghiệptừ 28- 40% protein, cá ni từ cỡ giống trung bình 2,2 g/con và 5,5 cm/con, kết quả sau thời gian nuôi 06 tháng được trình bày trong Bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tăng trưởng khối lượng cá rô phi qua các tháng (n=30)
Đvt: g/con Ao Thả T7 T8 T9 T10 T11 T12 H1 2.2±0,14 55.0±0,47 145,0±0,56 360,1±0,92 540,2±0,80 698,5±0,75 850,0±0,86 H2 2.2±0,14 53.9±0,28 143,5±0,61 355,2±0,10 530,5±0,75 688,3±0,86 835,0±0,84 H3 2.3±0,14 50.0±0,38 135,0±0,63 330,5±0,87 505,3±0,68 628,7±0,71 745,1±1,05 H4 2.1±0,17 53.0±0,39 140,5±0,58 342,6±0,95 515,4±0,78 678,4±8,02 830,2±0,87 H5 2.2±0,21 51.7±0,57 138,0±0,62 320,5±0,84 490,6±0,86 628,5±1,04 755,3±1,03 H6 2.2±0,21 52.6±0,6 140,2±0,53 330,2±0,76 500,0±1,15 640,0±1,05 750,0±1,00 H7 2.1±0,11 54.5±0,45 143,1±0,60 347,5±0,84 528,2±0,95 688,0±0,92 840,6±0,92 H8 2.1±0,12 53.1±0,52 137,2±0,67 310,4±0,72 485,4±0,84 623,6±0,98 730,0±0,96 H9 2.1±0,17 51.7±0.45 140,5±0,57 340,5±0,84 500,3±0,70 633,4±1,01 759,5±1,08 TB 2.2±0,15 52.8±0,35 140.3±0,56 337.5±0,85 510.7±0,80 656.4±0,87 788.4±0,92