Ao
Chi phí (1.000 đ) Giá
thành (đ/kg) Giống Thức ăn Thuốc
Điện Lao động Khác Tổng H1 29.750 265.947 5.500 12.500 12.000 5.000 330.697 24,7 H2 29.750 270.815 6.000 13.000 11.000 5.000 335.565 24,3 H3 29.750 237.881 5.000 11.000 10.000 4.500 298.131 26,4 H4 29.750 259.890 4.500 13.000 12.000 3.000 322.140 24,3 H5 20.825 173.291 4.000 9.000 11.000 3.000 221.116 26,8 H6 29.750 233.921 5.000 12.500 11.500 4.000 296.671 25,7 H7 29.750 262.001 5.000 10.000 9.000 5.000 320.751 24,5 H8 23.800 184.815 5.500 10.000 10.000 3.500 237.615 26,5 H9 20.825 168.722 4.800 9.500 11.000 3.500 218.347 26,3 TB 27.106 228.587 5.033 11.167 10.833 4.056 286.781 25,5
Chi phí về thức ăn: Các hộ nuôi sử dụng thức ăn cám Cargill, sau khi
tổng hợp, tính tốn lượng thức ăn từng giai đoạn và trong suốt chu kỳ nuôi cho thấy giá thức ăn bình quân 14.500 đồng/kg. Do chi phí thức ăn chiếm 77-80% chi phí sản xuất. Các hộ ni sử dụng 100% thức ăn cơng nghiệp nên chi phí thức ăn khá cao từ 168 – 265 triệu đồng/hộ. Các hộ ni có hệ số thức ăn thấp thì có chi phí thức ăn thấp.
Chi phí thuốc: Chi phí này chủ yếu là từ các chất xử lý, cải tạo môi
trường, chế phẩm sinh học, thuốc bổ sử dụng trong q trình ni. Các hộ ni đều có chi phí thuốc dao động từ 4-6 triệu đồng/hộ.
Chi phí điện: Điện thắp sáng và điện chạy máy sục khí, chi phí điện dao động từ 9-13 triệu đồng/hộ. Do các hộ sử dụng máy sục khí bật thường xuyên nên chi phí tiền điện cao hơn so với các hộ nuôi trồng thủy sản khác.
Nhân công lao động: Chi phí th nhân cơng đánh bắt, trơng coi,... dao
động từ 12 – 15 triệu đồng/hộ.
Chi phí khác: Bao gồm mua sắm dụng cụ khác, tiền vay lãi suất ngân
hàng, ...chi phí này dao động từ 3-5 triệu đồng/hộ.
Tổng chi phí sản xuất: Tổng chi phí sản xuất của các hộ dao động từ 218
– 330 triệu đồng/hộ; trung bình là 286 triệu đồng/hộ. Trong đó, hộ có chi phí cao nhất là H1 với 330 triệu đồng/ha, tiếp đến là H2, H4 với 322- 334 triệu đồng/ha, hộ có chi phí thấp nhất là H8 với 218 triệu đồng tương đương với 311 triệu
đồng/ha. Với giá thành sản xuất bình qn của cá rơ phi ni tại các hộ dao động từ 24.300-26.800đ/kg, trung bình là 25.500đ/kg.
Hiệu quả kinh tế của mơ hình ni cá rơ phi được thể hiện qua bảng 4.12 Bảng 4.12. Hiệu quả nuôi cá rô phi
Ao
Sản lượng cá thu (kg)
Tổng thu (1.000đ)
Tổng chi (1.000đ) Lợi nhuận (1.000đ) Rô phi Chép Mè Thực tế Tính cho 1ha Thực tế Tính cho 1ha H1 13.082 353 425 383.173 330.697 330.697 52.476 52.476 H2 13.485 396 405 395.877 335.565 335.565 60.312 60.312 H3 11.042 320 428 324.864 298.131 298.131 26.733 26.733 H4 12.935 387 512 381.103 322.140 322.140 58.963 58.963 H5 8.036 238 273 236.268 221.116 315.881 15.151 21.645 H6 11.258 312 415 330.503 296.671 296.671 33.832 33.832 H7 12.778 361 552 376.111 320.751 320.751 55.360 55.360 H8 8.766 246 386 258.036 237.615 297.019 20.421 25.527 H9 8.081 262 319 238.821 218.347 311.925 20.474 29.248 TB 11.051 319 413 324.973 286.781 314.309 38.191 40.455 * Tổng doanh thu: Do thời điểm thu hoạch, giá bán cá khá thấp nên doanh thu của các hộ nuôi không đạt như kỳ vọng, giá bán cá rơ phi tính bình qn 28.000 đồng/kg, cá chép 37.000 đồng/kg, cá mè 9.000 đồng/kg. Tổng doanh thu của hộ nuôi cá dao động từ 238 – 395 triệu đồng/hộ, trung bình là 324 triệu đồng/hộ. Tính cho 1 ha hộ có doanh thu cao nhất là H2 với 395 triệu đồng/ha, tiếp đến là H1 với 383 triệu đồng/ha, hộ có doanh thu thấp nhất là H8 và H3 với 322 -324 triệu đồng/ha.
* Lợi nhuận: Các hộ thu hoạch vào thời điểm tháng 12/2016 -01/2017 giá bán được cao hơn với thời điểm hiện tại, trung bình giá bán 28.000đ/kg. Với giá đó cho lợi nhuận từ 1.200- 3.700đ/kg. Tính cho 1ha, lợi nhuận của các hộ dao động từ 26 – 60 triệu đồng/ha, trung bình là 40,5 triệu đồng/ha. Với cùng kích cỡ cá thu hoạch thời điểm đầu năm 2016 và năm 2015, giá bán từ 33.000- 35.000đ/kg, như vậy chênh lệch giá bán từ 5.000-7.000đ/kg cá đã làm doanh thu và lợi nhuận của các hộ giảm đi khá nhiều.
Để đánh giá rõ hơn về hiệu quả kinh tế của mỗi hộ nuôi ta cần quan tâm tới chỉ số tỉ suất lợi nhuận: Là tỉ lệ giữa lợi nhuận thu được và số vốn bỏ ra. Chỉ
số này cho biết cùng một lượng vốn đầu tư nhưng hộ nuôi nào sẽ thu được lợi nhuận cao hơn. Theo kết quả phân tích thì hộ H2 và H4 có tỉ suất lợi nhuận cao nhất (0,18), tiếp đến là hộ H1 với 0,22. Hộ có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất là H3 với 0,07. Như vậy, hộ nào đầu tư nhiều bỏ vốn ra lớn, ni tốt vẫn có lợi nhuận cao hơn. Qua kết quả cho thấy giá thị trường có tác động rất lớn lợi doanh thu và lợi nhuận của các hộ ni. Đây cũng là một khó khăn trong phát triển ni cá rô phi hiện nay.
Do thời điểm thu hoạch muộn và giá thị trường năm nay giảm, bên cạnh đó tốc độ tiêu thụ của thị trường chậm. Tình trạng khơng những chỉ đối với cá rơ phi và các loài cá khác cũng vậy. Theo đánh giá của các hộ, cá rô phi dễ nuôi, lớn nhanh hơn so với các loài cá truyền thống khác, là đối tượng phù hợp để nuôi thâm canh tăng năng suất.
4.2.9. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nuôi cá rô phi tại Vĩnh Phúc
Từ một số kết quả đạt được của đề tài, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển ni trồng thủy sản nói chung và ni cá rơ phi nói riêng hướng tới hiệu quả, ngày càng bền vững hơn, cụ thể:
Qua triển khai mơ hình của đề tài cũng như đánh giá ở các hộ nuôi cùng thời điểm cho thấy: Để nuôi cá rô phi thành công các hộ cần thực hiện tốt khâu cải tạo ao, lọc nước để loại trừ cá tạp xâm nhập vào trong ao. Bởi nếu cá tạp bên ngoài vào sẽ tranh giành thức ăn, không gian sống làm cá lớn chậm và tiêu tốn thức ăn nhiều làm hệ số thức ăn (FCR) cao. Vì vậy khuyến cáo các hộ cần thực hiện tốt khâu cải tạo ao.
Các hộ tham gia đề tài đều sử dụng thiết bị tạo ơxy (máy sục khí) trong ao ni cá. Do đó hàm lượng ôxy luôn trong giới hạn cho phép và phù hợp với ni cá. Vào thời điểm nắng nóng, chuẩn bị mưa bão hoặc nhưng đợt mưa kéo dài, thời tiết âm u, nhiều hộ cùng nuôi cá rô phi nhưng không sử dụng máy quạt nước hoặc chủ quan khơng chạy máy vào những thời điểm đó dẫn đến cá bị nổi đầu. Sức đề kháng kém dẫn bến cá chậm lớn và bị bệnh. Do đó khuyến cáo người ni nhất là hiện nay khi biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét và ảnh hưởng trực tiếp đến nuôi trồng thủy sản. Người ni cần có thiết bị tạo ôxi như máy quạt nước, sục khí… để duy trì hàm lượng ơxi hịa tan trong ao nuôi giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt.
ha/35 hộ cá nuôi bị nhiễm bệnh xuất huyết do vi khuẩn Streptococcus sp gây ra. Qua khảo sát của cán bộ Chi cục Thủy sản cho thấy nguyên nhân là do các hộ thả mật độ dày, không xan thưa kịp khi cịn nhỏ (các hộ ương ni 10-20 con/m2), mực nước nông không đảm bảo (0,8-1,2m nước), vào những ngày nắng nóng khơng ngừng hoặc giảm cho cá ăn mà vẫn tiếp tục thậm chí cho ăn nhiều hơn vào buổi chiều, xả chất thải của động vật (phân lợn, gia cầm) xuống ao nuôi làm chất lượng nước thay đổi (DO thấp dưới 3 mg/l; pH cao trên 8,5… dẫn đến cá bị bệnh. Khi cá bị bệnh chữa khơng đúng quy trình (cho ăn chưa đúng nồng độ thuốc, sử dụng thuốc sát trùng chưa đúng cách, phối hợp nhiều loại thuốc với nhau…) dẫn đến không hiệu quả, cá vẫn chết mà tốn tiền thuốc. Vì vậy một giải pháp nữa khuyến cáo tới người nuôi cần thực hiện tốt khâu phòng bệnh như: Dùng thuốc bổ định kỳ cho cá ăn (men, vitamin), xử lý môi trường nước bằng vôi, thuốc sát khuẩn, men vi sinh định kỳ. Vào những ngày nắng nóng 37-38oC dừng khơng cho cá ăn, nếu nắng nóng kéo dài 5-10 ngày nhiệt độ duy trì ở mức 35-36oC giảm khẩu phần 30-50% và chỉ cho cá 1 bữa vào buổi sáng, tăng cường sục khí, quạt nước.
Các hộ trong đề tài đều cho rằng mặc dù vùng nuôi cá rơ phi nhưng ở vụ ni trước kích cỡ cá thu hoạch nhỏ hơn, tiêu tốn thức ăn cao hơn và độ đồng đều của cá không cao bằng năm nay, nguyên nhân có thể do các hộ chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, con giống chưa chuẩn, quản lý mơi trường ao tốt do đó chi phí giá thành để sản xuất ra 1 kg cá cao hơn từ 500-1.000 đồng so với năm nay. Vì vậy một trong những thành công của đề tài đó là lựa chọn được con giống tốt, mật độ nuôi hợp lý. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cá rơ phi khác nhau được nhiều cơ sở cung cấp, có loại nhập từ nước ngồi qua đường tiểu ngạch, không rõ nguồn gốc, kiểm dịch. Do vậy cần khuyến cáo người nuôi nên lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng ở những cơ sở uy tín, có sự cam kết về chất lượng.
Một thực tế hiện nay cho thấy, giá cá rô phi giảm thấp so với các năm trước, nguyên nhân có thể do lượng hàng cung lớn hơn cầu, hoặc ảnh hưởng bắc cầu từ các sản phẩm nông nghiệp khác như giá thịt lợn giảm, giá trứng và gia cầm cũng giảm…Theo ý kiến các thành viên của hợp tác xã (HTX) nuôi trồng thủy sản Phú đa trên địa bàn tỉnh. Với hình thức liên kết trong sản xuất, chung đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc hóa chất... HTX có kế hoạch cụ thể lấy cá giống về cho các thành viên nuôi theo từng đợt, đồng thời khi thu hoạch làm việc
với thương lái thu mua lần lượt tránh tình trạng thu hoạch ồ ạt ép giá người nuôi. Luân phiên hỗ trợ nhau trong thu hoạch như kéo cá… thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, khi hộ này nuôi cá bị bệnh thông tin cho hộ khác biết để phịng ngừa,…rất nhiều lợi ích từ HTX mang lại, đồng thời chi phí giảm và lợi nhuận cao hơn so với những người nuôi cá khác. Xuất phát từ thực tế trên một trong những giải pháp để nuôi cá rô phi hiệu quả và thành công khuyến cáo người nuôi nên liên kết trong sản xuất theo tổ, nhóm, đội HTX để giảm chi phí đầu vào và tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng trở nên bức thiết, yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày một cao không những phục vụ cho xuất khẩu mà ngay cả thị trường trong nước cũng ngày càng khắt khe. Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 6 tháng 9 năm 2014 ban hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP). Trên cơ sở đó ngày 11/04/2016 Bộ Nơng nghiệp & PTNT ban hành Quyết định số 1233/QĐ-BNN-TCTS về Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho cá rơ phi thương phẩm. Chính vì vậy để phát triển phù hợp với xu thế của thời đại, chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích người nuôi cần đẩy mạnh áp dụng VietGAP vào sản xuất.
Hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa có quy hoạch phát triển cho thủy sản. Xuất phát từ những thực tế trên, đầu năm 2017, Chi cục Thủy sản đã tham mưu cho Sở Nơng nghiệp & PTNT trình UBND tỉnh đồng ý chủ trương cho xây dựng quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Hiện Chi cục Thủy sản đang xây dựng quy hoạch trong đó có quy hoạch phát triển cá rô phi. Đây là một giải pháp về mặt quản lý nhà nước nhằm phát triển nuôi cá rô phi bền vững trong những năm tới trên địa bàn tỉnh.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Đã xây dựng mơ hình ni cá rơ phi thâm canh tại Vĩnh Phúc. Các yếu tố môi trường được khống chế, dịch bệnh không xảy ra.
Nuôi cá rô phi ghép với cá chép và cá mè với mật độ 2 con/ m2, thức ăn cơng nghiệp có hàm lượng protein từ 28-40% sau 6 tháng cá đạt khối lượng trung bình 730-850 g/con, cho năng suất trung bình từ 11,7-14,3 tấn/ha, đạt lợi nhuận từ 21-60 triệu đồng/ha, trung bình 40 triệu đồng/ha.
Cá rô phi là đối tượng phù hợp phát triển nuôi theo hướng thâm canh nâng cao năng suất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Khó khăn khi ni cá rơ phi: Vốn đầu tư lớn, giá cả bấp bênh, thị trường chưa ổn định,….
5.2. KIẾN NGHỊ
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho người ni.
Đề nghị tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất về con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất phịng bệnh,... hỗ trợ giảm chi phí cho người ni.
Tỉnh cần thực hiện quy hoạch nuôi cá rô phi phù hợp với từng địa phương, hình thức ni, diện tích ni, hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất để phát triển nuôi rô phi một cách đồng bộ, bền vững tránh phát triển ồ ạt, sản lượng cao mà lợi nhuận thấp do khó khăn về thị trường.
Ni cá dải vụ, có thể thả giống vào 2 đợt trong năm, đợt 1 từ tháng 3-4; đợt 2 từ tháng 10-12 để nuôi qua đông tránh thu hoạch cùng lúc bán được giácao hơn.
Các hộ đầu tư phát triển nuôi theo VietGAP, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi cá rô phi để tạo sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu, tăng tỷ lệ sống và giảm hệ số thức ăn, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tổ chức tốt sản xuất, xây dựng mơ hình liên kết trong ni thương phẩm (tổ, nhóm, HTX,...) nhằm thực hiện tốt cung ứng dịch vụ đầu vào, phân phối tốt sản phẩm đầu ra tránh bị thương lái ép giá nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao lợi nhuận nhất là khi giá thị trường xuống thấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Bùi Quang Tề (2006). Bệnh học Thủy sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1. 2. Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc (2013). Kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số
công thức thức ăn nhằm nâng cao hiệu quả ni cá Rơ phi đơn tính dịng Đường Nghiệp theo hướng thâm canh”; 33tr.
3. Nguyễn Đức Hội (2004). Giáo trình quản lý chất lượng nước trong ni trồng thuỷ sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản.
4. Nguyễn Văn Hảo (2000). Nghiên cứu một số bệnh thường gặp, các yếu tố nguy cơ và các biện pháp phòng trị, dự phòng ở vật nuôi thuỷ sản. Báo cáo sơ kết đề tài năm 2000.
5. Nguyễn Viết Khuê, Trương Thị Mỹ Hạnh, Đồng Thanh Hà, Nguyễn Thị Hà, Phạm Thành Đô, Bùi Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Hải Xuân, Phạm Thái Giang và Nguyễn Thị Thu Hà, (2009). Xác định nguyên nhân gây chết hàng loạt cá rô phi nuôi thương phẩm tại một số tỉnh miền Bắc. Báo cáo khoa học Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I.
6. Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc (2015). Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra tình hình sản xuất và cung ứng giống vật nuôi, thủy sản và chăn ni bị sữa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015; số 250/BC-SNN&PTNT ngày 31/12/2015.
7. Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản (2015). Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nuôi cá Rô phi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; 66tr.
8. Nguyễn Văn Kiễm (2002). Kỹ thuật ni cá rơ phi, Xí nghiệp in Tổng hợp Cần