Nhiệt độ ao nuôi qua các tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình nuôi cá rô phi oreochromis niloticus thâm canh tại vĩnh phúc (Trang 39 - 41)

Ao T7 T8 T9 T10 T11 T12 TB H1 31,5 30,1 28,6 26,2 24,1 21,0 26,9±0,25 H2 31,8 30,5 29,0 26,1 24,0 20,6 27,0±0,23 H3 32,1 31,0 29,5 27,1 25,0 21,4 27,7±0,24 H4 31,6 30,5 29,0 26,6 24,5 20,9 27,2±0,22 H5 31,1 30,0 28,5 26,1 24,0 20,7 26,7±0,21 H6 32,3 31,2 29,7 26,8 24,7 21,6 27,7±0,25 H7 30,9 29,8 28,3 25,9 24,1 20,3 26,6±0,24 H8 31,4 30,3 28,8 26,4 24,3 21,1 27,1±0,26 H9 30,3 29,4 27,9 26,0 24,3 20,8 26,5±0,24 TB 31,4 30,3 28,8 26,4 24,3 20,9 27,0±0,22

Kết quả về nhiệt độ tại các ao nuôi ở bảng 4.3 cho thấy, nhiệt độ ở các ao dao động từ 26,50C-27,70C, trung bình 270C. Ao H3 và H6 có nhiệt độ cao nhất (27,70C), ao H9 có nhiệt độ trung bình thấp nhất 26,50C sự sai khác ở ác ao ni khơng có ý nghĩa thống kê, mà sự sai khác chỉ có ý nghĩa thống kê giữa các tháng nuôi. Theo kết quả nghiên cứu của Balarin và Haller, (1982). Nhiệt độ thuận lợi cho sinh trưởng của cá rô phi là 20-35oC, tối ưu ở ở 28-300C. Như vậy, nhiệt độ trung bình tại các ao ni đều nằm trong ngưỡng cho phép và phù hợp để nuôi cá. Tuy nhiên vào thời điểm tháng 7 đến tháng 8 có những ngày nắng nóng nhiệt độ cao 37-380C do đó nhiệt độ nước cũng tăng cao trên 350C; điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của cá. Tuy nhiên do các chủ hộ được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và áp dụng tốt dó đó cá ni được đảm bảo khơng có biến động lớn.

Hình 4.2. Biến động của nhiệt độ qua các tháng nuôi

Nhìn vào hình 4.2 có thể thấy nhiệt độ giảm dần theo thời gian nuôi. Thời gian đầu vụ nuôi, vào tháng 7 nhiệt độ trung bình là 31,40C, giảm dần và đạt mức 20,90C vào tháng 12. Nhiệt độ khơng khí giảm dần từ tháng 7 đến tháng 12, và nhiệt độ nước thay đổi theo nhiệt độ khơng khí, do vậy nhiệt độ nước cũng giảm dần từ tháng 7 đến tháng 12. Nhiệt độ giữa tháng 7, 8, 9 khơng có sự chênh lệch lớn nhưng nhiệt độ giữa tháng 7, 8, 9 với tháng 10, 11, 12 có sự sai khác khá lớn chênh lệch từ 4,3 -10,50C và có ý nghĩa thống kê với mức xác suất P<0,05.

4.2.1.2. Biến động giá trị pH ở các ao nuôi

pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng về chất lượng nước nó là chỉ số phản ánh độ axit hay độ kiềm của vùng nước và cho biết các quá trình sinh học và hóa học xảy ra trong ao ni. Ảnh hưởng mang tính chất sinh lý của pH đối với cá là duy trì sự cân bằng pH của máu trong cơ thể. Khi pH <5 sẽ làm giảm khả năng vận chuyển ơxy của hemoglobin, cản trở q trình hơ hấp của cá. Nếu pH>9 sẽ làm cho các tế bào ở mang và các mơ bị phá hủy. Bên cạnh đó pH q cao hoặc quá thấp là nguyên nhân làm tăng độc tính của khí NH3 và H2S. Kết quả pH ở các ao nuôi thể hiện qua bảng 4.4.

Theo QCVN 38:2011/BTNMT giá trị pH thích hợp để bảo vệ đời sống thủy sinh nằm trong khoảng 6,5 – 8,5. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn đình Liệu (2004), cá rơ phi có giới hạn pH từ 5-10 nhưng thích hợp nhất là 6,5-8,5. Kết quả ở bảng trên cho thấy giá trị pH trung bình ở các ao ni khá tương đồng nhau dao động từ 7,4-7,7 và sự sai khác khơng có ý nghĩa thống kê với P>0,05. Theo thời gian nuôi, càng về cuối vụ ni pH có xu hướng giảm, pH cao nhất vào tháng 8

và tháng 9 đạt 7,8 và thấp nhất vào tháng 12 đạt 7,3. Trong đó: pH ao ni có sự khác biệt giữa buổi sáng và buổi chiều, pH buổi sáng dao động từ 6,9 – 7,5 và buổi chiều pH dao động từ 7,7 – 8,6. pH tăng là do tăng q trình hịa tan của khí CO2, các acid hữu cơ và các hoạt động sinh hóa của thủy sinh vật. Càng về cuối vụ nuôi vào thời điểm tháng 11 và tháng 12, nhiệt độ khơng khí giảm, cường độ chiếu sáng giảm, tảo cũng không phát triển mạnh như những tháng trước và tàn lụi nhiều hơn, bên cạnh đó chất thải của cá và lượng chất thải tích tụ ở đáy ao càng về cuối vụ càng nhiều. Do đó giá trị pH cũng có xu hướng giảm theo thời gian nuôi tại các hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình nuôi cá rô phi oreochromis niloticus thâm canh tại vĩnh phúc (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)