2.4.2.2. Sản lượng
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, (2015) sản lượng cá rô phi năm 2014 của cả nước đạt 187.800 tấn, tăng 358,5% so với năm 2010. Các địa phương có sản lượng cá rô phi cao bao gồm An Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hà Nội có sản lượng cá rô phi đạt trên 10.000 tấn/năm. Những địa phương có tỷ lệ sản lượng cá rô phi xuất khẩu cao bao gồm An Giang, Thanh Hóa.
Hình 1.5. Biến động sản lượng cá rô phi qua các năm
2.4.2.3. Năng suất
Năng suất nuôi cá rô phi có sự tăng trưởng: Năm 2005 đạt 1,84 tấn/ha, năm 2010 là 4.96 tấn/ha và năm 2014 đạt 7,87 tấn/ha (hình 2.6).
1.83 4.95 7.82 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2005 2010 2015 Nă ng su ất nu ôi (k g/h a)
Hình 2.6. Năng suất nuôi cá rô phi qua các năm 2005, 2010, 2014
2.4.2.4. Thị trường tiêu thụ
Thị trường xuất khẩu cá rô phi: Nhiều nhà nhập khẩu hài lòng với cá rô phi Việt Nam và đánh giá trội hơn cá rô phi Trung Quốc về chất lượng; 10 tháng đầu
năm 2014, Việt Nam xuất khẩu cá rô phi sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, với giá trị đạt 27,359 triệu USD (Tổng cục Thủy sản, 2015).
Thị trường tiêu dùng nội địa: Việt Nam với trên 90,728 triệu dân, là thị trường quan trọng cho cá rô phi. Với sản lượng cá rô phi hiện đạt 187.800 tấn, trong khi sản lượng cá rô phi xuất khẩu còn hạn chế thì hầu hết sản lượng cá rô phi do Việt Nam sản xuất đều được tiêu thụ nội địa. Ở miền Bắc, tiêu thụ cá rô phi vằn là phổ biến còn ở miền Nam chủ yếu tiêu dùng cá rô phi đỏ.
2.4.2.5. Chất lượng cá rô phi giống và công nghệ nuôi tại Việt Nam
Việt Nam đã thực hiện một số chương trình chọn lọc nâng cao tốc độ sinh trưởng cá rô phi như NOVIT, GIFT, sinh trưởng nhanh trong điều kiện nhiệt độ thấp, trong môi trường nước lợ mặn, chọn giống cá rô phi đỏ… Về sinh trưởng, các dòng cá rô phi chọn giống của Việt Nam có tốc độ sinh trưởng khá, có thể đạt được kích cỡ 600-800g/con sau 5-6 tháng nuôi; chất lượng thịt thơm ngon. Tuy vậy, còn một số điểm hạn chế như khả năng kháng bệnh kém, tỷ lệ fillet chưa cao và sinh trưởng chậm khi cá đạt >800 g/con (Tổng cục Thủy sản, 2015).
Ưu thế của cá rô phi Novit - 4 là tốc độ tăng trưởng 12 - 15% so với đàn cá GIFT tại địa phương; tỷ lệ sống cao 80 – 90%, có khả năng kháng một số bệnh phổ biến và chịu lạnh tốt. Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I đã tiến hành nuôi thử nghiệm Novit - 4 tại một số nơi ở Miền Bắc như Hải Dương, Nghệ An là 2 tỉnh có nguồn nước ngọt chủ động quanh năm: Sau 4 tháng nuôi trong ao cá đạt trọng lượng bình quân 0,5 kg/con (Tổng cục Thủy sản, 2015).
Việt Nam đã phát triển 4 công nghệ nuôi cá rô phi đang được áp dụng phổ biến: Nuôi chuyên canh cá rô phi trong ao, nuôi ghép cá rô phi trong ao và nuôi cá rô phi trong lồng bè. Nuôi ghép các loài cá có tính ăn khác nhau, sống ở tầng nước khác nhau trong một ao có mục đích là tận dụng được nguồn thức ăn hợp lý ở các tầng nước khác nhau. Mô hình nuôi ghép lấy cá rô phi làm chính (80% cá rô phi, 20% cá khác) đã và đang được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh phía Bắc. Mật độ nuôi 1-2 con/m2, năng suất nuôi 6-8 tấn/ha, trong đó năng suất cá rô phi chiếm dao động trong khoảng 4-6 tấn/ha/vụ nuôi 6-7 tháng là phổ biến. Các loài cá nuôi ghép bao gồm cá Chép, Trắm cỏ, Mè Trắng, Trôi. Hình thức nuôi ghép này cho phép tận dụng hiệu quả cơ sở thức ăn tự nhiên trong ao nhờ các loài cá có phổ thức ăn khác nhau. Mặt khác, nuôi ghép cũng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường nội địa. Khi thu hoạch sẽ đồng thời có nhiều sản phẩm,
Đối với nuôi cá rô phi trong ao, hầu hết các hộ dân đã nhận thức được tầm quan trọng của ôxy hòa tan và bố trí các thiết bị nhằm bổ sung ôxy cho cá như máy bơm, máy quạt nước, máy sục khí để vận hành vào những thời điểm cá nổi đầu. Tuy nhiên do điều kiện đầu tư và trình độ thấp nên hầu hết các hộ dân không biết cách quản lý các chất gây độc cho cá như H2S, NO2... Kết quả quan trắc môi trường vùng nuôi cá rô phi thâm canh tại miền Bắc vào các đợt nắng nóng, có hiện tượng cá chết cho thấy phần lớn chất lượng môi trường nước trong ao nuôi không đảm bảo, trong đó có chỉ tiêu DO thấp và khí H2S cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép dành cho môi trường nước nuôi trồng thủy sản. Hàm lượng H2S dao động từ 0,02 - 1,4 mg/lít ở Hà Nội, từ 0 - 0,8mg/lít tại Bắc Ninh. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cá nuôi, cá yếu và dịch bệnh bùng phát (Nguyễn Viết Khuê, 2009).
Nhìn chung cá rô phi là loài cá nuôi phù hợp với điều kiện của nước ta kể cả về tự nhiên và kinh tế, nó đang ngày càng trở thành đối tượng nuôi chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu các loài cá nuôi ở nước ta.
2.5. HIỆN TRẠNG, TIỀM NĂNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CỦA TỈNH VĨNH PHÚC VĨNH PHÚC
Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với tổng diện tích tự nhiên 1.231,76 km2. Với vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc nội và quốc tế, nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai-Hà Nội - Hải Phòng, cũng là vùng chuyển tiếp giữa trung du, miền núi và đồng bằng sông Hồng tạo nên những thế mạnh quan trọng cho phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó có Nông – Lâm – Thủy sản. Thủy sản của tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu phát triển nuôi thương phẩm các đối tượng nước ngọt truyền thống và sản xuất giống. Đặc thù về điều kiện địa hình với sự hình thành ba vùng sinh thái riêng biệt, bao gồm đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh và vùng núi ở huyện Tam Đảo đã tạo nên sự khác biệt về điều kiện canh tác và đa dạng trong sản xuất thủy sản. Tổng diện tích tiềm năng cho nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh trên 7.000 ha, trong đó trên 4.000 ha vùng trũng có thể chuyển đổi sang sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ cá; hơn 900 ha hồ chứa lớn nhỏ; và gần 2.500 ha diện tích mặt nước ao đầm tự nhiên và ao hồ nhỏ nằm rải rác trong dân. Với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản hiện tại của tỉnh 6.844 ha, trong đó diện tích chuyên cá chiếm khoảng 3.000 ha, tập trung ở huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên; còn lại diện tích một lúa, 1 cá tập trung chủ yếu ở
Sông Lô, Lập Thạch, Phúc Yên; Yên Lạc và Bình Xuyên (đề cương quy hoạch thủy sản Vĩnh Phúc, 2017).
Theo kết quả điều tra năm 2015 của Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc, trong tổng số 1.426 hộ có 238 hộ nuôi theo phương thức thâm canh, chiếm 16,7%; quảng canh cải tiến có 954 hộ, chiếm 67%; bán thâm canh có 234 hộ, chiếm 16,4%. Như vậy chủ yếu vẫn là hình thức nuôi quảng canh cải tiến (có bổ sung thêm giống và thức ăn nhưng ở mức thấp) nuôi bán thâm canh (sử dụng thức ăn chế biến và công nghiệp nhưng ở mức độ không cao) và thâm canh (sử dụng hoàn toàn thức ăn chế biến và công nghiệp, nuôi mật độ cao, chủ động điều khiển hoàn toàn hệ thống nuôi và năng suất cao) còn ít.
Bảng 2.3. Kết quả điều tra phương thức nuôi trồng thủy sản Huyện Tổng hộ SX Huyện Tổng hộ SX (hộ) Phương thức nuôi (hộ) TC BTC QCCT Tam Dương 77 13 17 47 Tam Đảo 16 2 8 6 Yên Lạc 431 10 34 387 Vĩnh Tường 264 105 7 152 Bình Xuyên 177 52 6 119 Sông Lô 185 0 73 112 Lập Thạch 141 28 31 82 Vĩnh Yên 96 28 38 30 Phúc Yên 39 0 20 19 Tổng 1.426 238 234 954 Nguồn: Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc (2015)
Bên cạnh đối tượng nuôi là các loài cá truyền thống, rô phi đơn tính, chép lai được người dân đưa vào nuôi nhưng phần lớn là nuôi ghép với đối tượng cá rô phi là chính, chiếm >90% trong cơ cấu giống thả nuôi. Diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh cá rô phi hiện nay khoảng gần 200ha. Các dòng cá rô phi được nuôi chủ yếu trên địa bàn tỉnh hiện nay là dòng GIFT, NOVIT, dòng Đường nghiệp, nguồn gốc con giống chưa được kiểm soát tốt; năng suất nuôi các giống này đạt từ 6-10 tấn/ha. Với những kết quả đạt được từ nuôi trồng thủy sản đã giúp người dân nâng cao được thu nhập, cải thiện đời sống, nhiều hộ làm giàu từ nuôi trồng thủy sản, giải quyết lao động ở nông thôn và góp phần ổn định đời
sống an ninh chính trị tại địa phương. Mặc dù sản xuất thủy sản chỉ chiếm tỷ trọng 6,4% trong cơ cấu Nông – Lâm - Thủy sản của tỉnh, song lĩnh vực này thể hiện vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm tại chỗ (khoảng 70% tiêu thụ nội tỉnh) và sinh kế cho người dân (trên 10.600 hộ gia đình nuôi trồng thủy sản).
Tuy nhiên, hiện tại phát triển thủy sản của tỉnh còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, bao gồm: Quỹ đất nông nghiệp tại Vĩnh Phúc có hạn nên diện tích nuôi thủy sản có xu hướng thu hẹp; diện tích NTTS còn manh mún, phân tán, quy mô nhỏ và phần lớn là nuôi quảng canh cải tiến; trình độ người nuôi hạn chế, thường nuôi theo phương thức truyền thống và dựa vào kinh nghiệm là chính mà thiếu kiến thức về chăm sóc, quản lý môi trường, phòng trừ dịch bệnh nên năng suất nuôi chưa cao; chưa áp dụng được công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất, do đó chưa tạo ra sản lượng lớn mang tính hàng hóa; cơ sở hạ tầng và dịch vụ thủy sản (thủy lợi, thức ăn, giống…) còn thiếu và chưa đảm bảo,….. Trong quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, định hướng phát triển thủy sản của tỉnh sẽ tập trung vào tăng cường đầu tư thâm canh nuôi trồng thủy sản trên diện tích mặt nước, ruộng trũng hiện có, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và giống mới trong sản xuất. Chú trọng mở rộng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh nâng cao năng suất, đảm bảo vệ sinh môi trường với các giống cho giá trị hiệu quả kinh tế cao như: Rô phi đơn tính, trắm cỏ, chép lai, ba ba, tôm càng xanh... Theo đó, sẽ hình thành các khu nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung, kiểm soát được chất lượng thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh; khuyến khích áp dụng công nghệ mới theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt phù hợp với khả năng đầu tư và giảm thiểu rủi ro cho nông dân, sản xuất thức ăn và sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý nước thải tại các vùng nuôi tập trung để giảm thiểu ô nhiễm, tạo môi trường sinh thái.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Với mục đích tận dụng được thức ăn và không gian sống ở các tầng nước trong ao nuôi (cá mè sống tầng mặt, ăn sinh vật phù du; cá chép sống ở tầng đáy ăn sinh vật đáy; rô phi sống ở tầng giữa, ăn mùn bã hữu cơ). Đồng thời đáp ứng với nhu cầu của thương lái thu mua nhiều loài cùng lúc, thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm. Do vậy đề tài thực hiện trên cơ sở xây mô hình nuôi ghép trong đó cá rô phi chiếm tỷ lệ chính (95%). Đối tượng nghiên cứu đánh giá chính của đề tài là cá rô phi đơn tính.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đánh giá cá rô phi nuôi ghép với cá chép và cá mè tại 9 ao nuôi thương phẩm của 9 hộ trên địa bàn 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc gồm huyện Tam Dương, Yên Lạc và Vĩnh Tường. Mỗi ao có diện tích 0,7 - 1 ha/hộ, độ sâu tối thiểu là 1,5m.
3.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 4/2016 đến tháng 12 năm 2016. 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi ghép với cá chép và cá mè.
- Đánh giá mô hình nuôi cá Rô phi tại Vĩnh Phúc thông qua các chỉ tiêu: + Chỉ số môi trường ao nuôi: các yếu tố thuỷ lý và thủy hóa.
+ Tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá nuôi.
+ Theo dõi, đánh giá tình hình dịch bệnh ở cá rô phi.
+ Đánh giá năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế của mô hình. - Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nuôi cá rô phi tại Vĩnh Phúc. 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp điều tra chọn hộ và xây dựng mô hình
- Lựa chọn hộ tham gia: Các hộ được chọn thực hiện đề tài đáp ứng các tiêu chí:
kỹ thuật nuôi và loài nuôi, nhiệt tình, chịu khó, trách nhiệm và có tinh thần phối hợp trong thực hiện đề tài.
Ao nuôi đáp ứng yêu cầu đề tài đặt ra: Diện tích từ 0,7-1 ha, mức nước sâu khoảng 1,5- 2,5m, ao gần nguồn nước sạch, cấp và thoát nước chủ động, đáy tương đối bằng phẳng, chất đáy là bùn cát, cát bùn, đất thịt pha cát dày khoảng 20-30cm. Đảm bảo bờ cao hơn mực nước cao nhất hàng năm 0,5m. Thời gian của một vụ nuôi đối với cá rô phi kéo dài 5-6 tháng.
Nuôi cá hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, môi trường dễ bị ô nhiễm, do vậy phải thực hiện các biện pháp quản lý môi trường ao nuôi tốt: Thay nước, xử lý bằng vôi, thuốc sát trùng, men vi sinh. Chuẩn bị các loại vật tư khác: Vợt, cân, xô, chậu, thuốc cho cá,...
Các hộ cần trang bị máy sục khí tăng cường ôxy hòa tan cho ao nuôi, 1 máy/ao... Do vậy lựa chọn được hộ nuôi đáp ứng được tất cả các yêu cầu nói trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của việc xây dựng mô hình, cũng chính là sự thành công của đề tài.
Căn cứ trên cơ sở danh sách do Phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện tổng hợp từ cấp xã gửi lên, cán bộ thực hiện đề tài phối hợp với cán bộ phòng Nông nghiệp & PTNT và địa phương trực tiếp khảo sát lựa chọn hộ đảm bảo các tiêu chí nêu trên.
Các hộ tham gia đề tài được hỗ trợ 70% kinh phí mua con giống, người dân phải bỏ vốn đối ứng 30% mua con giống, 100% chi phí thức ăn công nghiệp, thuốc phòng bệnh và chế phẩm sinh học, thuốc khử trùng ao,...
Xây dựng mô hình: Cá rô phi thả nuôi với mật độ 2 con/m2 trong đó cá rô phi chiếm 95% tương đương 1,9 con/m2; cá chép 2,5% tương đương 0,05 con/ m2; cá mè 2,5% tương đương 0,05 con/ m2. Thực hiện tại 9 ao/9 hộ/3 huyện, mỗi huyện 3 ao gồm Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, diện tích từ 0,7-1ha/ao, tổng số cá giống sử dụng cho 9 ao nuôi với tổng diện tích 8,2 ha là 164.000 con; trong đó cá rô phi 155.800 con cỡ 4-6cm/con; chép và cá mè mỗi loại 4.100 con cỡ 10-12cm/con, thời gian nuôi trong 06 tháng từ 15/6/2017- 15/12/2017.
3.3.2. Theo dõi biến động các yếu tố môi trường ao nuôi
Địa điểm thu mẫu và tần suất theo dõi các yếu tố thuỷ lý và thuỷ hoá: Các thông số về nhiệt độ, pH, ôxy đo 2 lần/ngày vào lúc 06h sáng và 14h chiều hàng