Tỷ lệ sống cá nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình nuôi cá rô phi oreochromis niloticus thâm canh tại vĩnh phúc (Trang 49 - 51)

chưa thực sự đáng kể. Nguyên nhân do các ao có sự khác nhau về nhiều yếu tố như diện tích, độ sâu mức nước, sử dụng máy tạo ơxi trong q trình ni và chế độ chăm sóc, quản lý của từng hộ. Kết quả của mơ hình cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của của Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc năm 2013 về sử dụng các công thức thức ăn sử dụng nuôi cá rô phi; sau 5 tháng nuôi cá ở mật độ 3 con/m2, khối lượng trung bình của cá đạt 600g/con, chiều dài trung bình đạt 28cm/con. Mơ hình áp dụng lần này ni với mật độ 2 con/m2 cá có khối lượng trung bình đạt 788g/con và chiêu dài đạt 30,1 cm/con. Điều đó chứng tỏ cá ni mật độ thấp có tăng trưởng nhanh hơn khi ni với mật độ cao.

4.2.4. Tỷ lệ sống của cá

Trong q trình theo dõi đề tài, nhờ có sự quản lý và chăm sóc của các hộ gia đình tham gia xây dựng mơ hình, cùng sự quan tâm của các cán bộ đề tài, kịp thời nắm bắt và xử lý các tình huống phát sinh trong q trình ni. Nhờ vậy nên cá có sức sinh trưởng phát triến tốt, ít bệnh và đạt tỷ lệ sống khá cao. Cùng thu thập số liệu và đánh giá với các hộ nuôi cá rô phi khác triển khai cùng đợt cho thấy cá ni của đề tài có tỷ lệ sống cao hơn từ 5-7%. Các kết quả về tỷ lệ sống được thống kê qua theo dõi của chủ hộ cùng cán bộ đề tài, được thể hiện trên bảng 4.8 dưới đây:

Bảng 4.8. Tỷ lệ sống cá nuôi Ao Ao

Số cá thả (con) Số cá thu được (con) Tỷ lệ sống (%) Rô phi Chép Mè Rô phi Chép Mè Rô phi Chép Mè

H1 19.000 500 500 15.390 415 425 81 83 85 H2 19.000 500 500 16.150 440 450 85 88 90 H3 19.000 500 500 14.820 400 450 78 80 90 H4 19.000 500 500 15.580 430 465 82 86 93 H5 13.300 350 350 10.640 298 287 80 85 82 H6 19.000 500 500 15.010 390 415 79 78 83 H7 19.000 500 500 15.200 415 460 80 83 92 H8 15.200 400 400 12.008 324 336 79 81 84 H9 13.300 350 350 10.640 308 319 80 88 91 Tổng 155.800 4.100 4.100 125.438 3.420 3.607 80 84 88

Sau 6 tháng nuôi cho thấy, tỉ lệ sống cá rô phi dao động từ 78-85%, tỷ lệ sống trung bình của cá ni ở các hộ đạt 80%. Cá ni ở ao H2, H4 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 85%, và 82%, ao H3 có tỷ lệ sống thấp nhất đạt 78%. Đối với cá chép và cá mè tỷ lệ sống đạt cao hơn so với cá rô phi. Cá chép dao động từ 78- 88%, trung bình đạt 83,6%; cá mè dao động từ 83-93%, trung bình đạt 87,8%.

Cá ni ở ao H3 và H6, H8 có tỷ lệ sống thấp hơn so với các hộ còn lại. Nguyên nhân là do vào thời điểm tháng 7, tháng 8 có những đợt nắng nóng kéo dài, có hơm nhiệt độ nước lên tới 35-360C, chủ hộ vẫn tiếp tục cho cá ăn, cộng với cơn bão số 3 gây ra (tháng 8/2016), nước từ nơi khác tràn vào trong ao nên chất lượng nước trong ao nuôi bị ảnh hưởng làm cá chết, do đó tỷ lệ hao hụt cao so với các hộ còn lại.

4.2.5. Kết quả theo dõi thức ăn và hệ số tiêu tốn thức ăn

Tất cả các ao nuôi đều sử dụng 100% cám của cơng ty Cargill trong suốt q trình ni, tuy nhiên hàm lượng protein trong thức ăn được thay đổi tùy thuộc vào cỡ cá và nhu cầu protein của cá. Giai đoạn cá cịn nhỏ (từ 2g/con- 20g/con), cá có nhu cầu protein cao, đề tài đã khuyến cáo các chủ hộ nên sử dụng cám Cargill 40% protein đến khi cá đạt 20g/con. Thời gian tiếp theo khi cá đạt đến 200g/con sử dụng cám Cargill 35% protein, khi cá đạt trên 200-500g/con sử dụng cám Cargill 30% protein. Các tháng tiếp theo khi cá đạt trên 500g/con đến khi thu hoạch sử dụng cám Cargill 28% protein.

Trong ao nuôi gồm cá rô phi, chép và cá mè, tuy nhiên cá rô phi thả đối tượng thả ni chính nên chiếm tỷ lệ cao (95%), cịn cá chép và mè nuôi với mật độ và tỷ lệ thấp; cá mè ăn sinh vật phù du. Do vậy đề tài tập trung đánh giá lượng thức ăn sử dụng đối với cá rô phi và cá chép. Các kết quả theo dõi về lượng thức ăn sử dụng tại các mơ hình được ghi chép và theo dõi đầy đủ. Kết quả được thể hiện ở Bảng 4.9.

Kết quả thể hiện ở bảng 4.9 cho thấy, hệ số thức ăn của cá nuôi dao động từ 1,35-1,45. Ao H3 có hệ số thức ăn cao nhất (1,45) do cho cá ăn thức ăn có hàm lượng protein cao trong giai đoạn đầu ngắn hơn các ao khác (các ao khác cho cá ăn cám hàm lượng 40% protein trong 1 tháng dầu và sử dụng cám 30-35% protein trong 3 tháng tiếp theo, sử dụng cám 28% protein trong 2 tháng cuối; riêng ao của hộ H2 tháng đầu không cho cá ăn cám hàm lượng đạm 40%, sử dụng cám có độ đạm 35% protein trong tháng đầu và sử dụng cám 30-35% protein trong các tháng tiếp theo, sử dụng cám 28% protein trong 3 tháng cuối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình nuôi cá rô phi oreochromis niloticus thâm canh tại vĩnh phúc (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)