Cơ cấu tiền lương

Một phần của tài liệu KE HOACH KINH DOANH CHAY SALA (Trang 54 - 56)

VI. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

6.3. Cơ cấu tiền lương

✓ Cách tính lương

Theo điểm a, khoản 4 Thơng tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, tiền lương theo tháng được tính trên cơ sở: Tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc thực tế trong tháng.

Theo quy định của Pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn nhưng không quá 26 ngày. Lương tháng = [(Lương + Các khoản phụ cấp)/26]* Số ngày làm việc thực tế + thưởng Trong đó:

- Nhân viên đi làm 26 công/tháng (tháng 30 ngày), làm 27 công/ tháng (tháng 31 công), 24 công/ tháng (tháng 2).

- Nhân viên được nghỉ 75 ngày công/ năm.

- Những ngày lễ (30/4, 1/5, 2/9,tết dương, tết âm,...), những nhân viên tiếp tục đi làm, sẽ được tính lương 300%.

- Nhân viên phải đóng khoản cơng đồn của doanh nghiệp, thường là 2% với thu nhập nhân viên nhân được.

54

- Nhân viên được thưởng lương tháng 13 (sau khi làm việc 1 năm). - Nhân viên được cung cấp một bữa ăn trong ca làm việc.

Mức lương tối thiểu theo vùng theo điều 3 nghị định 90/2019/NĐ-CP áp dụng từ 1/1/2020. Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng vẫn đang được áp dụng như sau: Vùng 1 là 4.420.000 đồng/tháng

Nhà hàng Sala đặt tại Hà Nội, thuộc vùng 1 vì vậy:

- Mức lương tối thiểu cho người lao động chưa qua đào tạo là: 4.420.000 đồng. - Đối với người lao động đã qua đào tạo từ cấp nghề trở lên: 4.729.400 đồng.

✓ Các khoản phúc lợi

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (Được sửa đổi bổ sung bởi Điều 3 Thơng tư 25/2018/TT-BTC) thì khoản có tính chất phúc lợi gồm:

- Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; - Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị;

- Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;

- Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động);

- Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; - Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập;

- Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; - Những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

Tổng thu nhập trung bình nhân viên có thể cầm về:

Lương + Trợ cấp + thưởng - Các khoản bảo hiểm - Thuế thu nhập cá nhân ✓ Mức đóng bảo hiểm cho nhân viên

Tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) theo quyết định 595/QĐ-BHXH và Luật bảo hiểm xã hội.

Trách nhiệm đóng của Doanh nghiệp: Tổng: 21,5% (BHXH 17,5% ; BHYT 3% ; BHTN 1%) => Mức đóng bảo hiểm mà doanh nghiệp đóng cho nhân viên như sau:

Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BH * Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm

Doanh nghiệp sẽ đóng bảo hiểm cho những nhân viên chính thức làm tồn thời gian, đối với cộng tác viên, nhân viên casual lương sẽ tính theo giờ và doanh nghiệp không hỗ trợ tiền bảo hiểm.

55

Bảng lương trung bình của nhân viên full-time

(Đơn vị: VND)

Một phần của tài liệu KE HOACH KINH DOANH CHAY SALA (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)