trường ĐHNN - ĐHQGHN
Trước hết, nhằm đem lại cái nhìn khách quan về tình hình học tập học phần NNHTA 1 của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN, nhóm nghiên cứu đã tiếp nhận đánh giá chủ quan của người học về mức độ hiệu quả trong quá trình học tập môn học của bản thân trên thang: Không hiệu quả - Ít hiệu quả - Bình thường - Hiệu quả - Rất hiệu quả. Kết quả khảo sát thu được như sau:
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về mức độ hiệu quả trong quá trình học tập học phần NNHTA 1 của bản thân
18
Số liệu từ biểu đồ 2.1 đã phản ánh thực trạng đáng quan ngại rằng tỷ lệ sinh viên đã và đang áp dụng phương pháp học hiệu quả chỉ ở mức khiêm tốn với 27%, trong khi có tới 53% sinh viên cho rằng bản thân có lối nghiên cứu học phần ít hoặc thậm chí khơng hiệu quả. Nhìn chung, chất lượng học tập của người học còn chưa tốt bởi NNHTA 1 được coi là một học phần có độ khó tương đối cao, được 67% sinh viên tham gia khảo sát đánh giá từ mức khó đến rất khó, cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về độ khó của học phần NNHTA 1
Nhằm phục vụ nghiên cứu chi tiết và cụ thể quan điểm của sinh viên về độ khó cao trong học phần NNHTA 1, phản hồi của người học về nội dung mang lại nhiều thách thức nhất được thu thập và thống kê thành biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về độ khó của các mảng nội hàm NNH
19
Số liệu thống kê từ biểu đồ 2.3 cho thấy sinh viên nhận định tính chất khó khăn của các mảng nội hàm ngôn ngữ học gần như tương đương. Trong đó, cú pháp học được phần lớn người tham gia khảo sát (27%) đánh giá với độ khó cao nhất. Chính vì vậy, khi đối mặt với môn học tiềm ẩn nhiều thách thức, việc sinh viên gặp rào cản với tần suất cao như thường xuyên (33%), hay thậm chí ln ln (17%) là khó tránh khỏi (Biểu đồ 2.4).
Biểu đồ 2.4. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về tần suất gặp khó khăn trong q trình học tập học học phần NNHTA 1
Tần suất gặp khó khăn lớn và thực trạng phổ biến về lối học kém hiệu quả ở sinh viên đã trở thành vấn đề cấp thiết, bởi trước mắt, nó ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra môn học; về sâu xa, nó cịn phản ánh một vấn đề đáng quan ngại rằng sinh viên chưa đạt được những kỳ vọng mà môn học đề ra hướng tới. Thực trạng báo động này đặt ra những câu hỏi: bất cập bắt nguồn từ đâu, và phương hướng giải quyết sao cho hiệu quả nhằm cải thiện tình hình.
20
CHƯƠNG 3: KHĨ KHĂN TRONG Q TRÌNH HỌC TẬP HỌC PHẦN NNHTA 1 CỦA SINH VIÊN KHOA SPTA TRƯỜNG ĐHNN - ĐHQGHN