4.1.1. Tích lũy kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ
Là người lái đị tri thức, giảng viên đóng vai trị tiên phong trong việc xóa bỏ rào cản, định hướng sinh viên học tập hiệu quả hơn. Để có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ đó, giảng viên cần trang bị vốn kiến thức phong phú, uyên thâm nhằm bảo đảm trình độ chun mơn và chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó, việc khơng ngừng bồi dưỡng nghiệp vụ là rất cần thiết, bởi nó khơng chỉ hỗ trợ giảng viên trong việc linh hoạt điều phối lớp học mà còn là tiền đề giúp họ am hiểu tâm lý sinh viên, từ đó áp dụng phương pháp truyền tải kiến thức hợp lý nhằm tối đa hóa chất lượng giờ học.
4.1.2. Truyền tải kiến thức
4.1.2.1. Đa dạng hóa nguồn học và hình thức học
Bởi kiến thức là vô tận, giảng viên nên giới thiệu và khuyến khích sinh viên mở mang tri thức từ nhiều nguồn như video hay tài liệu trực tuyến thay vì chỉ gị bó trong giáo trình. Ví dụ, trong bài học về ngữ nghĩa, giảng viên có thể tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận và thực hành phân tích ý nghĩa đoạn hội thoại trích từ một bộ phim cụ thể. Phương pháp này không chỉ thú vị hóa việc nghiên cứu mà cịn giúp sinh viên xây dựng cái nhìn tồn diện về mảng nội dung liên quan, từ đó nắm được cách ứng dụng lý thuyết vào đời sống. Với ý nghĩa nêu trên, phương pháp đã nhận được sự đánh giá tốt từ 73% sinh viên tham gia khảo sát, phản ánh tính ứng dụng cao nếu được áp dụng vào thực tiễn (Biểu đồ 4.1).
36
Biểu đồ 4.1. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về hiệu quả của phương pháp đa dạng hóa nguồn và hình thức học
4.1.2.2. Tăng cường hoạt động thực hành
Nhằm đảm bảo sinh viên sở hữu đầy đủ kiến thức và kỹ năng tiền đề phục vụ quá trình thi cử và đời sống, giảng viên cần tạo điều kiện để người học được thực hành thường xuyên thay vì chỉ nắm lý thuyết đơn thuần, qua đó giúp họ vận dụng lý thuyết nhuần nhuyễn vào các trường hợp cụ thể một cách bài bản. Chính vì vậy, phần lớn sinh viên tham gia khảo sát (67%) đều có nguyện vọng được cung cấp nhiều bài tập thực hành tương ứng với các bài học từ giảng viên (Biểu đồ 4.2).
Biểu đồ 4.2. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về hiệu quả của việc tăng cường hoạt động thực hành
37
Song hành với việc cung cấp bài tập, giảng viên cũng cần phân bổ thời gian của tiết học một cách hợp lý phục vụ việc chữa bài tập, nhằm làm sáng tỏ các vấn đề, giúp sinh viên có cách hiểu đúng đắn về kiến thức và từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Phương pháp này nhận được sự ủng hộ từ 81% sinh viên tham gia khảo sát, cụ thể như sau:
Biểu đồ 4.3. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về hiệu quả của việc phân bổ nhiều thời gian tiết học cho hoạt động chữa bài tập 4.1.3. Thiết kế hoạt động sáng tạo
Những hoạt động sáng tạo có tác dụng mang lại cảm giác mới mẻ và khơng khí sinh động cho lớp học. Giảng viên có thể cân nhắc đan xen yếu tố giải trí vào khơng gian học thuật tại giảng đường bằng cách kết hợp lối giảng dạy truyền thống với các phương pháp đổi mới một cách phù hợp. Một hình thức tiêu biểu nên được khuyến khích áp dụng là tổ chức “buổi triển lãm” nhằm kích thích sự chủ động của người học. Cụ thể, sinh viên được chia thành một số nhóm với nhiệm vụ nghiên cứu và tổng hợp trực quan một mảng nội dung cụ thể. Sau quá trình chuẩn bị, sinh viên tiến hành tham quan các tác phẩm được trưng bày trong phạm vi phịng học, lắng nghe đại diện các nhóm thuyết trình về thành phẩm và tham gia thảo luận vấn đề. Bên cạnh đó, giảng viên có thể thiết kế bộ câu hỏi trên một số nền tảng giáo dục trực tuyến như Kahoot để sinh viên có thể ơn lại kiến thức đã được tích lũy xun suốt bài học dưới hình thức trị chơi giải trí.
38
Bằng cách xây dựng lớp học sinh động, giảng viên có thể góp phần giảm bớt áp lực, xóa bỏ định kiến của sinh viên về tính học thuật của NNHTA 1, từ đó vun đắp hứng thú, đồng thời củng cố niềm tin vào năng lực học tập của người học. Với những ý nghĩa trên, tính ứng dụng và hiệu quả của phương pháp đã được đánh giá cao bởi đa số sinh viên tham gia khảo sát (82%) (Biểu đồ 4.4).
Biểu đồ 4.4. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về hiệu quả của phương pháp thiết kế hoạt động sáng tạo
4.1.4. Cổ vũ, khích lệ sinh viên
Giảng viên có thể trở thành nguồn cảm hứng nhằm lan tỏa động lực học tập học phần NNHTA 1 thông qua sự động viên. Hoạt động cổ vũ có thể được thực hiện dưới hình thức phát ngơn, nhằm khuyến khích người học khơng ngừng nỗ lực khắc phục khó khăn và trau dồi tri thức. Trên thực tế, 62% sinh viên tham gia cho biết họ phấn chấn hơn trong học tập khi nhận được lời động viên từ giảng viên (Biểu đồ 4.5).
Biểu đồ 4.5. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về hiệu quả của phương pháp cổ vũ, khích lệ sinh viên
39
Ngồi ra, giảng viên có thể xây dựng cơ chế phần thưởng tun dương đối với sinh viên tích cực đóng góp ý kiến cho bài giảng nhằm kích thích tinh thần chủ động, hăng hái của người học trong tiết học trên giảng đường. Phương pháp này được đa phần sinh viên tham gia khảo sát (61%) đánh giá cao (Biểu đồ 4.6), nên giảng viên có thể cân nhắc áp dụng một cách hợp lý.
Biểu đồ 4.6. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về hiệu quả của việc xây dựng cơ chế phần thưởng
Đồng thời, thái độ nhiệt tình của giảng viên khi giải đáp thắc mắc cũng đóng vai trị khích lệ sinh viên trong q trình học tập, bởi nó khiến sinh viên cảm thấy thoải mái và tự tin khi đặt câu hỏi, từ đó thúc đẩy tinh thần cầu thị, ham học ở sinh viên.