Năng khiếu ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Nhóm 5 khó khăn trong quá trình học tập học phần ngôn ngữ học tiếng anh 1 của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 40)

3.2. Rào cản chủ quan trong quá trình học tập học phần NNHTA 1

3.2.1.1. Năng khiếu ngôn ngữ

Năng khiếu ngơn ngữ có thể được coi là yếu tố bẩm sinh may mắn, hỗ trợ sinh viên trong q trình học tập nói chung và nghiên cứu học phần NNHTA 1 nói riêng. Đối với sinh viên có sở trường và khả năng tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và dễ dàng, q trình học tập học phần sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Mặt khác, việc lĩnh hội và thấm nhuần kiến thức môn học này lại trở thành thách thức, địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức đối với bộ phận sinh viên không sở hữu năng khiếu ngơn ngữ. Trên thực tế, có tới 50% sinh viên cho rằng họ khơng có sở trường về ngôn ngữ, và vấn đề này đã và đang cản trở họ trong việc học ngơn ngữ nói chung cũng như nghiên cứu NNHTA 1 nói riêng (Biểu đồ 3.11).

30

Biểu đồ 3.11. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về tần suất gặp khó khăn do khơng có năng khiếu và sở trường về ngơn ngữ 3.2.1.2. Khả năng ghi nhớ

Yêu cầu của môn học về việc ghi nhớ khối lượng kiến thức lớn có thể trở thành thách thức đối với nhóm sinh viên có trí nhớ và khả năng tập trung khơng tốt, bởi để học thuộc nội dung nào đó, họ có thể phải vận dụng rất nhiều cơng sức và thời gian. Đặc biệt, nếu thường xun gặp tình trạng đãng trí, người học phải không ngừng trau dồi và ôn tập để kiến thức được lưu vào bộ nhớ dài hạn. Trên thực tế, có tới 57% sinh viên tham gia khảo sát cho biết họ liên tục gặp vấn đề khi ghi nhớ lượng lý thuyết dàn trải và phức tạp của môn học (Biểu đồ 3.12).

Biểu đồ 3.12. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về tần suất gặp khó khăn do vấn đề trong việc ghi nhớ

31

Bởi các định nghĩa NNH có mối liên quan mật thiết với nhau, việc không nắm vững một nội dung cụ thể có thể hạn chế q trình thấm nhuần các nội dung sau, kéo theo tình trạng rỗng kiến thức do thiếu nền tảng cơ bản. Bên cạnh đó, sự thiếu hiệu quả trong ghi nhớ định nghĩa có thể cản trở việc áp dụng lý thuyết để giải quyết bài tập, dẫn tới kết quả bài làm nói riêng và thành tích học tập nói chung khơng cao.

3.2.1.3. Tư duy trừu tượng

Để đáp ứng đặc thù về tính học thuyết của NNHTA 1, khả năng tư duy trừu tượng của người học đóng vai trị rất quan trọng. Do đó, tình trạng thiếu hoặc sử dụng chưa nhuần nhuyễn kỹ năng thiết yếu này ở sinh viên có thể cản trở q trình chắp nối, liên kết và hệ thống hóa kiến thức một cách tồn diện. Kết quả nghiên cứu thực tiễn đã phản ánh rằng 45% sinh viên đánh giá khả năng hình dung trừu tượng của bản thân ở mức không cao, khiến việc vận dụng tư duy xuyên suốt mơn học trở thành một khó khăn đối với người học (Biểu đồ 3.13).

Biểu đồ 3.13. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về tần suất gặp khó khăn do hạn chế về mặt tư duy trừu tượng

Hạn chế về mặt tư duy trừu tượng có thể mang lại tác động tiêu cực trong quá trình tiếp thu và ứng dụng tri thức của sinh viên. Đây là khởi nguồn của xu hướng học tập máy móc, rời rạc, bởi người học thiếu liên kết các thơng tin để hình thành tư duy bao qt về mặt lý thuyết. Ngoài ra, hạn chế về mặt tư duy cịn gây trở ngại trong việc hình thành cái nhìn đa chiều và sâu sắc về một vấn đề NNH cụ thể. Sinh viên với tư duy trừu tượng khơng tốt thường có hướng suy nghĩ phiến diện, không liên hệ, áp dụng được đầy đủ các kiến thức liên quan, khiến bài làm thiếu sót, thậm chí sai lệch.

32

3.2.2. Động lực, tinh thần

3.2.2.1. Sự chuẩn bị cho môn học

Sự chuẩn bị cho một mơn học đóng vai trị tiền đề quan trọng, bởi nó khơng chỉ đảm bảo điều kiện vật chất cần thiết để việc học diễn ra thuận lợi mà còn mang lại tâm lý thoải mái và sẵn sàng để sinh viên bắt kịp tiến độ lĩnh hội tri thức. Vì vậy, trong trường hợp sinh viên chưa trang bị cho bản thân thông tin về lịch học hay thiếu tư liệu học tập, họ khó có thể đáp ứng được yêu cầu tiên quyết của mơn học, từ đó khiến q trình học tập khơng đạt chất lượng cao. Tuy vậy, khảo sát thực tiễn của nhóm nghiên cứu đã phản ánh thực trạng đáng báo động rằng 47% sinh viên luôn luôn hoặc thường xuyên thiếu sự chuẩn bị nhất định cho việc học tập môn học.

Biểu đồ 3.14. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về tần suất gặp khó khăn do thiếu sự chuẩn bị cho mơn học

Tình trạng thiếu sự chuẩn bị cho mơn học thường mang lại tâm thế bối rối và bỡ ngỡ ở sinh viên, hình thành nỗi lo lắng về khả năng bắt kịp với nhịp độ bài học. Bên cạnh đó, tâm lý tự ti này còn cản trở sinh viên bày tỏ quan điểm hay vướng mắc với giảng viên hoặc bạn bè, kéo theo hệ quả là tình trạng học tập trong mơ hồ và sự suy giảm trong thành tích.

33

3.2.2.2. Tinh thần

Trước hết, xét về phương diện tình cảm nội tâm, lịng đam mê có thể nung nấu động lực nội tại của người học xun suốt q trình học tập. Đối với nhóm sinh viên sở hữu niềm u thích với mơn học, tinh thần quyết tâm sẽ được nêu cao; tuy nhiên, bộ phận sinh viên thiếu hứng thú lại dễ đánh mất ý chí phấn đấu trong học tập. Thơng qua khảo sát, nhóm nghiên cứu ghi nhận tới 57% sinh viên gặp tình trạng thiếu cảm hứng học tập bộ môn NNHTA 1 với tần suất cao và 15% thỉnh thoảng thiếu nhiệt huyết học tập (Biểu đồ 3.15).

Biểu đồ 3.15. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về tần suất gặp khó khăn do thiếu đam mê với mơn NNHTA 1

Tình trạng thiếu đam mê có thể hình thành tâm lý chán chường, trạng thái thụ động ở sinh viên, thậm chí nảy sinh thái độ tiêu cực như coi thường mơn học. Bên cạnh đó, việc thiếu ý chí hay sự đầu tư tối thiểu dành cho môn học cũng cản trở quá trình tiếp thu và phát triển tư duy về NNHTA, tiềm ẩn nguy cơ gây rỗng kiến thức hệ thống.

3.2.2.3. Mục tiêu học tập

Mục tiêu có thể được ví như ngọn đuốc định hướng cho quá trình học tập. Vì vậy, người học chưa hoặc không xác định được mục tiêu tựa như đang lạc lối trên con đường tri thức. Song, tình trạng thiếu mục tiêu học tập cụ thể cho học phần NNHTA 1 lại là một vấn đề nhức nhối mà 43% sinh viên tham gia khảo sát đối mặt (Biểu đồ 3.16).

34

Biểu đồ 3.16. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về tần suất gặp khó khăn do thiếu mục tiêu học tập cụ thể

Theo phản ánh, bộ phận sinh viên này chưa phân định rõ ràng nguyện vọng và mục đích việc học tập NNHTA 1 của bản thân, nên việc thiết lập lộ trình học tập cịn sơ sài. Bên cạnh đó, do tính chất mơn học tn theo sự sắp xếp của khoa, một số sinh viên thừa nhận rằng việc học tập NNHTA 1 chỉ phục vụ tích lũy tín chỉ theo phân phối chương trình thay vì trân trọng và nhìn nhận những ý nghĩa tốt đẹp mà môn học mang đến để đặt ra những kỳ vọng cao cho bản thân.

Mục tiêu học tập mơ hồ hay khiên cưỡng có thể kìm hãm động lực và niềm u thích học tập, hình thành xu hướng nghiên cứu mơn học thụ động, dập khn, từ đó hạn chế người học phát huy năng lực tìm tịi, chiêm nghiệm. Trong một số trường hợp, lối học hời hợt cịn là căn ngun của hình thức học vẹt, trong đó sinh viên chỉ đơn thuần học thuộc lòng câu chữ để đối phó với kỳ thi mà thực chất không nắm vững và đúc rút tri thức cho bản thân.

35

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP HỌC PHẦN NNHTA 1

4.1. Phương pháp giảng dạy

4.1.1. Tích lũy kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ

Là người lái đò tri thức, giảng viên đóng vai trị tiên phong trong việc xóa bỏ rào cản, định hướng sinh viên học tập hiệu quả hơn. Để có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ đó, giảng viên cần trang bị vốn kiến thức phong phú, uyên thâm nhằm bảo đảm trình độ chun mơn và chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó, việc khơng ngừng bồi dưỡng nghiệp vụ là rất cần thiết, bởi nó khơng chỉ hỗ trợ giảng viên trong việc linh hoạt điều phối lớp học mà còn là tiền đề giúp họ am hiểu tâm lý sinh viên, từ đó áp dụng phương pháp truyền tải kiến thức hợp lý nhằm tối đa hóa chất lượng giờ học.

4.1.2. Truyền tải kiến thức

4.1.2.1. Đa dạng hóa nguồn học và hình thức học

Bởi kiến thức là vơ tận, giảng viên nên giới thiệu và khuyến khích sinh viên mở mang tri thức từ nhiều nguồn như video hay tài liệu trực tuyến thay vì chỉ gị bó trong giáo trình. Ví dụ, trong bài học về ngữ nghĩa, giảng viên có thể tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận và thực hành phân tích ý nghĩa đoạn hội thoại trích từ một bộ phim cụ thể. Phương pháp này không chỉ thú vị hóa việc nghiên cứu mà cịn giúp sinh viên xây dựng cái nhìn tồn diện về mảng nội dung liên quan, từ đó nắm được cách ứng dụng lý thuyết vào đời sống. Với ý nghĩa nêu trên, phương pháp đã nhận được sự đánh giá tốt từ 73% sinh viên tham gia khảo sát, phản ánh tính ứng dụng cao nếu được áp dụng vào thực tiễn (Biểu đồ 4.1).

36

Biểu đồ 4.1. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về hiệu quả của phương pháp đa dạng hóa nguồn và hình thức học

4.1.2.2. Tăng cường hoạt động thực hành

Nhằm đảm bảo sinh viên sở hữu đầy đủ kiến thức và kỹ năng tiền đề phục vụ quá trình thi cử và đời sống, giảng viên cần tạo điều kiện để người học được thực hành thường xuyên thay vì chỉ nắm lý thuyết đơn thuần, qua đó giúp họ vận dụng lý thuyết nhuần nhuyễn vào các trường hợp cụ thể một cách bài bản. Chính vì vậy, phần lớn sinh viên tham gia khảo sát (67%) đều có nguyện vọng được cung cấp nhiều bài tập thực hành tương ứng với các bài học từ giảng viên (Biểu đồ 4.2).

Biểu đồ 4.2. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về hiệu quả của việc tăng cường hoạt động thực hành

37

Song hành với việc cung cấp bài tập, giảng viên cũng cần phân bổ thời gian của tiết học một cách hợp lý phục vụ việc chữa bài tập, nhằm làm sáng tỏ các vấn đề, giúp sinh viên có cách hiểu đúng đắn về kiến thức và từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Phương pháp này nhận được sự ủng hộ từ 81% sinh viên tham gia khảo sát, cụ thể như sau:

Biểu đồ 4.3. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về hiệu quả của việc phân bổ nhiều thời gian tiết học cho hoạt động chữa bài tập 4.1.3. Thiết kế hoạt động sáng tạo

Những hoạt động sáng tạo có tác dụng mang lại cảm giác mới mẻ và khơng khí sinh động cho lớp học. Giảng viên có thể cân nhắc đan xen yếu tố giải trí vào khơng gian học thuật tại giảng đường bằng cách kết hợp lối giảng dạy truyền thống với các phương pháp đổi mới một cách phù hợp. Một hình thức tiêu biểu nên được khuyến khích áp dụng là tổ chức “buổi triển lãm” nhằm kích thích sự chủ động của người học. Cụ thể, sinh viên được chia thành một số nhóm với nhiệm vụ nghiên cứu và tổng hợp trực quan một mảng nội dung cụ thể. Sau quá trình chuẩn bị, sinh viên tiến hành tham quan các tác phẩm được trưng bày trong phạm vi phịng học, lắng nghe đại diện các nhóm thuyết trình về thành phẩm và tham gia thảo luận vấn đề. Bên cạnh đó, giảng viên có thể thiết kế bộ câu hỏi trên một số nền tảng giáo dục trực tuyến như Kahoot để sinh viên có thể ơn lại kiến thức đã được tích lũy xuyên suốt bài học dưới hình thức trị chơi giải trí.

38

Bằng cách xây dựng lớp học sinh động, giảng viên có thể góp phần giảm bớt áp lực, xóa bỏ định kiến của sinh viên về tính học thuật của NNHTA 1, từ đó vun đắp hứng thú, đồng thời củng cố niềm tin vào năng lực học tập của người học. Với những ý nghĩa trên, tính ứng dụng và hiệu quả của phương pháp đã được đánh giá cao bởi đa số sinh viên tham gia khảo sát (82%) (Biểu đồ 4.4).

Biểu đồ 4.4. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về hiệu quả của phương pháp thiết kế hoạt động sáng tạo

4.1.4. Cổ vũ, khích lệ sinh viên

Giảng viên có thể trở thành nguồn cảm hứng nhằm lan tỏa động lực học tập học phần NNHTA 1 thông qua sự động viên. Hoạt động cổ vũ có thể được thực hiện dưới hình thức phát ngơn, nhằm khuyến khích người học khơng ngừng nỗ lực khắc phục khó khăn và trau dồi tri thức. Trên thực tế, 62% sinh viên tham gia cho biết họ phấn chấn hơn trong học tập khi nhận được lời động viên từ giảng viên (Biểu đồ 4.5).

Biểu đồ 4.5. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về hiệu quả của phương pháp cổ vũ, khích lệ sinh viên

39

Ngồi ra, giảng viên có thể xây dựng cơ chế phần thưởng tuyên dương đối với sinh viên tích cực đóng góp ý kiến cho bài giảng nhằm kích thích tinh thần chủ động, hăng hái của người học trong tiết học trên giảng đường. Phương pháp này được đa phần sinh viên tham gia khảo sát (61%) đánh giá cao (Biểu đồ 4.6), nên giảng viên có thể cân nhắc áp dụng một cách hợp lý.

Biểu đồ 4.6. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về hiệu quả của việc xây dựng cơ chế phần thưởng

Đồng thời, thái độ nhiệt tình của giảng viên khi giải đáp thắc mắc cũng đóng vai trị khích lệ sinh viên trong q trình học tập, bởi nó khiến sinh viên cảm thấy thoải mái và tự tin khi đặt câu hỏi, từ đó thúc đẩy tinh thần cầu thị, ham học ở sinh viên.

4.2. Phương pháp học tập 4.2.1. Đa dạng hóa nguồn học 4.2.1. Đa dạng hóa nguồn học

Việc tiếp cận với các nguồn tri thức phong phú có thể giảm nhẹ tâm lý chán nản của sinh viên khi phụ thuộc phần lớn vào giáo trình. Bên cạnh đó, trong xã hội cơng nghệ ngày nay, sự phát triển của các phương tiện thông tin truyền thông đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp cận tri thức của con người. Một số nền tảng trực tuyến với lối trình bày thơng tin trực quan, sinh động không chỉ tạo nét đổi mới thú vị mà còn giúp sinh viên tiếp thu kiến thức nhanh chóng và hiệu quả.

40

Sự đa dạng của các nguồn học này cho phép sinh viên lựa chọn và khai thác nền tảng phù hợp với trình độ, năng lực của bản thân. Ví dụ, sinh viên có thể đăng ký các khóa học về NNHTA, hoặc thực hiện tự học thơng qua việc tìm kiếm các bài luận phân tích và video bài giảng trên phần mềm Youtube nhằm tích lũy tri thức. Phương pháp này nhận được sự ủng hộ từ đa phần sinh viên tham gia khảo sát (60%), cụ thể như sau:

Biểu đồ 4.7. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về hiệu quả của phương pháp tiếp cận nguồn tri thức đa dạng

4.2.2. Xây dựng tinh thần học tập tích cực 4.2.2.1. Chuẩn bị cho môn học 4.2.2.1. Chuẩn bị cho mơn học

Nhằm giảm thiểu tình trạng bỡ ngỡ, xây dựng tâm thế sẵn sàng đối với việc học NNHTA 1, sinh viên nên tự giác tìm hiểu và theo dõi sát sao chương trình của tổ bộ mơn để xác định thời khóa biểu cụ thể cho mơn học. Ngồi ra, người học có

Một phần của tài liệu Nhóm 5 khó khăn trong quá trình học tập học phần ngôn ngữ học tiếng anh 1 của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 40)