Tính học thuyết

Một phần của tài liệu Nhóm 5 khó khăn trong quá trình học tập học phần ngôn ngữ học tiếng anh 1 của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 33 - 35)

3.1. Rào cản khách quan trong quá trình học tập học phần NNHTA 1

3.1.1.2. Tính học thuyết

Trước hết, học phần NNHTA 1 mang đặc thù về khối lượng lý thuyết khá nặng đối với người học. Có thể liên hệ ví dụ điển hình về sự phân loại phụ âm thuộc bài giảng 2 của môn học. Cụ thể, phụ âm được phân loại theo hai cách: dựa trên vị trí và sự kết hợp giữa các cơ quan cấu âm (tiếng Anh: place of articulation)

và dựa trên phương thức cấu âm (tiếng Anh: manner of articulation). Trong đó,

mỗi lối phân loại trên lại bao gồm lần lượt 08 và 05 mục lý thuyết về cách phân chia cụ thể hơn. Về tổng thể, có thể thấy, chỉ một vấn đề nội hàm nhỏ của Ngữ âm học và Âm vị học đã gắn liền với rất nhiều lý thuyết liên quan.

Biểu đồ 3.3. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về tần suất gặp khó khăn do khối lượng lý thuyết của học phần NNHTA 1

23

Khối lượng lý thuyết lớn khiến 77% sinh viên tham gia khảo sát gặp tình trạng quá tải (Biểu đồ 3.3), bởi nó khơng chỉ gây áp lực về nhiệm vụ ghi nhớ, học thuộc mà còn đòi hỏi người học phân định rõ ràng, chi tiết các lý thuyết đa dạng nhằm phục vụ áp dụng bài tập một cách chính xác. Những u cầu này có thể nảy sinh tâm lý chán nản và trì trệ ở người học.

Bên cạnh khó khăn trong việc ghi nhớ khối lượng lý thuyết lớn, sinh viên có thể gặp rào cản khi phân biệt một số lý thuyết có sự tương đồng. Trên thực tế, người học có xu hướng nhầm lẫn hai khái niệm Presupposition (tạm dịch là “Tiền

giả định”) và Entailment (tạm dịch là “Suy diễn”) thuộc bài giảng Ngữ nghĩa học tuần 14, bởi chúng được đặt trong mối quan hệ logic 2 chiều, với định nghĩa và cách nhận biết khơng có sự khác biệt lớn. Cụ thể, Tiền giả định là những thông tin mà một cá nhân cho là đúng trước khi phát ngôn, trong khi Suy diễn là hệ quả logic tất yếu của phát ngôn. Do những khái niệm này đều chỉ sự thật đúng đắn có thể được suy luận dựa trên từ ngữ, nên sinh viên có thể nhầm lẫn nếu khơng phân biệt rõ ràng giữa chân lý không thay đổi và sự thật mang tính chất hệ quả phụ thuộc vào phát ngôn.

Biểu đồ 3.4. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về tần suất gặp khó khăn do sự xuất hiện của một số định nghĩa dễ nhầm lẫn

24

Số liệu từ biểu đồ 3.4 phản ánh 44% sinh viên đối mặt với khó khăn trong việc phân biệt các định nghĩa có nét tương đồng với tần suất cao, cùng 47% người học thỉnh thoảng gặp rào cản này. Quá trình suy nghĩ nhằm phân định các khái niệm dễ nhầm lẫn có thể khiến sinh viên nảy sinh tâm lý hoang mang, bối rối, thậm chí gia tăng tỷ lệ mắc sai lầm trong bài tập và kiểm tra, từ đó dẫn tới thành tích của người học khơng như mong đợi.

Một phần của tài liệu Nhóm 5 khó khăn trong quá trình học tập học phần ngôn ngữ học tiếng anh 1 của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 33 - 35)