4.2.1. Đa dạng hóa nguồn học
Việc tiếp cận với các nguồn tri thức phong phú có thể giảm nhẹ tâm lý chán nản của sinh viên khi phụ thuộc phần lớn vào giáo trình. Bên cạnh đó, trong xã hội công nghệ ngày nay, sự phát triển của các phương tiện thông tin truyền thông đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp cận tri thức của con người. Một số nền tảng trực tuyến với lối trình bày thơng tin trực quan, sinh động không chỉ tạo nét đổi mới thú vị mà còn giúp sinh viên tiếp thu kiến thức nhanh chóng và hiệu quả.
40
Sự đa dạng của các nguồn học này cho phép sinh viên lựa chọn và khai thác nền tảng phù hợp với trình độ, năng lực của bản thân. Ví dụ, sinh viên có thể đăng ký các khóa học về NNHTA, hoặc thực hiện tự học thông qua việc tìm kiếm các bài luận phân tích và video bài giảng trên phần mềm Youtube nhằm tích lũy tri thức. Phương pháp này nhận được sự ủng hộ từ đa phần sinh viên tham gia khảo sát (60%), cụ thể như sau:
Biểu đồ 4.7. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về hiệu quả của phương pháp tiếp cận nguồn tri thức đa dạng
4.2.2. Xây dựng tinh thần học tập tích cực 4.2.2.1. Chuẩn bị cho mơn học 4.2.2.1. Chuẩn bị cho môn học
Nhằm giảm thiểu tình trạng bỡ ngỡ, xây dựng tâm thế sẵn sàng đối với việc học NNHTA 1, sinh viên nên tự giác tìm hiểu và theo dõi sát sao chương trình của tổ bộ mơn để xác định thời khóa biểu cụ thể cho mơn học. Ngồi ra, người học có thể chủ động học hỏi kinh nghiệm từ các sinh viên khóa trên nhằm nắm bắt một vài đặc điểm nổi bật của môn học, từ đó trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, khâu chuẩn bị bài đóng vai trị tiền đề, giúp sinh viên nắm sơ bộ nội dung bài học nhằm đảm bảo tiết học trên giảng đường được triển khai hiệu quả và chất lượng.
41
4.2.2.2. Xác định mục tiêu và lập kế hoạch
Sinh viên cần xác định rõ nhu cầu và mục đích học tập NNHTA 1 của bản thân, ví dụ như hướng tới thành tích cao hay áp dụng cho công việc tương lai, nhằm thiết lập lộ trình chi tiết, khoa học, tránh tình trạng mơ hồ về định hướng học tập. Ngoài ra, sinh viên cần theo dõi sát sao lịch trình học tập để đảm bảo tiến độ, hay áp dụng cơ chế tự thưởng khi hoàn thành mục tiêu nhất định nhằm giảm thiểu căng thẳng và tiếp thêm động lực để bản thân kiên trì phấn đấu. Với những lợi ích trên, phương pháp được 73% sinh viên tham gia khảo sát đánh giá cao, cụ thể như sau:
Biểu đồ 4.8. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về hiệu quả của việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch