3.1. Rào cản khách quan trong quá trình học tập học phần NNHTA 1
3.1.1.1. Tính chuyên ngành trừu tượng
Học phần NNHTA 1 mang đặc trưng về tính chuyên ngành sâu sắc, được biểu hiện ở các nội dung nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống định nghĩa trừu tượng về ngôn ngữ học và các thuật ngữ chuyên ngành mang tính chun mơn cao.
Trước hết, khác với những môn học đại cương, NNHTA 1 mang bản chất chuyên ngành và học thuật cao, tập trung vào những lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống định nghĩa trừu tượng. Một ví dụ điển hình là định nghĩa về “Allomorph”, một bộ phận Hình thái học, cụ thể như sau: “In linguistics, an allomorph is a variant phonetic form of a morpheme, or, a unit of meaning that varies in sound and spelling without changing the meaning. The term allomorph describes the realization of phonological variations for a specific morpheme.” (Tạm
dịch là: “Trong ngôn ngữ học, khái niệm allomorph chỉ biến thể âm vị của hình vị hoặc đơn vị mang nghĩa giống nhau nhưng cách phát âm và cách viết khác nhau. Khái niệm này mô tả biến thể âm vị cho một hình vị cụ thể.”). Có thể thấy, định nghĩa này bao gồm nhiều khái niệm trừu tượng, có thể gây khó khăn cho việc đọc hiểu ngay cả khi được truyền đạt bằng tiếng Việt. Hơn nữa, định nghĩa lại được trình bày bằng tiếng Anh, nên tính tối nghĩa và mơ hồ càng rõ rệt.
Biểu đồ 3.1. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về tần suất gặp khó khăn do tính chun ngành trừu tượng của học phần NNHTA 1
21
Có thể thấy, hệ thống định nghĩa trừu tượng về ngơn ngữ học là một khó khăn thường trực đối với sinh viên, bởi có tới 84% người tham gia khảo sát phản ánh tần suất lớn đối mặt với thách thức này (Biểu đồ 3.1). Các khái niệm trừu tượng có thể mang lại cảm giác khó hình dung, nắm bắt, từ đó hình thành mối nhận biết mơ hồ về môn học và các vấn đề liên quan ở sinh viên.
Song hành với các định nghĩa trừu tượng là tần suất xuất hiện thường xuyên của các thuật ngữ chuyên ngành NNH. Khác với từ ngữ phổ thông, các thuật ngữ tiếng Anh thường có cấu tạo phức tạp và mặt chữ không quen thuộc, mang đậm chất nghiên cứu trừu tượng và biểu thị khái niệm khoa học ở một lĩnh vực nhất định.
Để minh chứng luận điểm trên, có thể kể đến hệ thống thuật ngữ liên quan tới cách thức hình thành âm (tiếng Anh: manner of articulation) xuất hiện trong chương trình học, bao gồm: Plosive (tạm dịch là “âm bật”), Nasal (tạm dịch là “âm mũi”), Fricative (tạm dịch là “âm xát”), Affricate (tạm dịch là “âm tắc xát”) và
Approximant (tạm dịch là “âm rung”) với các âm được phân loại nhỏ như Lateral (tạm dịch là “âm rung cạnh lưỡi”), Retroflex (tạm dịch là “âm quặt lưỡi”), Glide
(tạm dịch là “âm đè lưỡi”). Có thể thấy, những thuật ngữ nêu trên có cấu tạo và chính tả phức tạp, khơng được sử dụng thường xuyên trong các ngữ cảnh phổ biến đối với sinh viên.
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của sinh viên khoa SPTA trường ĐHNN - ĐHQGHN về tần suất gặp khó khăn do sự xuất hiện của các thuật ngữ chuyên ngành NNH
22
Các thuật ngữ với độ khó cao này đã trở thành rào cản mà phần lớn sinh viên tham gia khảo sát (59%) đối mặt xuyên suốt quá trình học tập (Biểu đồ 3.2). Cấu tạo phức tạp của ngơn ngữ khoa học khơng chỉ mang lại khó khăn cho việc ghi nhớ mà cịn có thể dẫn đến tình trạng sơ suất trong việc ghi chép chính tả của từ, khiến sinh viên mất điểm một cách đáng tiếc trong kiểm tra hay thi cử. Ngoài ra, các thuật ngữ có cách viết gần giống nhau như fricative và affricate cũng dễ gây
nhầm lẫn, dẫn đến bài làm khơng đạt độ chính xác tuyệt đối.