3.3. Nhóm giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng về phía Chi cục thuế
3.3.5. Tăng cường công tác quản lý thuthuế và công tác quản lý nợ thuế
Nợ thuế là một thước đo phản ánh năng lực quản lý của cơ quan thuế và năng lực tài chính của NNT. Nếu NNT có ý thức tuân thủ tốt, có đủ năng lực tài chính sẽ chẳng ngần ngại gì nộp chậm thuế để ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty. Cơ quan thuế quản lý, giám sát, phân loại các khoản nợ và có biện pháp đơn đốc thu hồi nợ kịp thời thì số nợ thuế cũng giảm nhiều. Đồng thời, nếu khơng có biện pháp quản lý nợ thuế hiệu quả thì khơng đảm bảo cơng bằng giữa NNT nộp đúng hạn và nộp chậm, chây ỳ không chịu nộp thuế và từ đó sẽ tạo ra tiền lệ coi thường pháp luật. Do đó cần phải tăng cường cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế.
Thứ nhất, cần thực hiện linh hoạt các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ và
cần nắm được nguyên nhân nợ thuế để thực hiện các biện pháp đơn đốc thu nợ phù hợp tránh tình trạng phải thực hiện tuần tự các biện pháp
Thứ hai, quy trình cưỡng chế thuế 490 quy định 7 biện pháp cưỡng chế
tự các biện pháp làm mất nhiều chi phí và mất cơ hội thu được nợ thuế. Các nước (như Úc, Thụy Điển, ...) không bắt buộc thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo trình tự, mà hơn nữa cịn cho phép thực hiện đồng thời các biện pháp để đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Do vậy, để công tác cưỡng chế thuế khả thi và mang lại hiệu quả, cần thiết phải thực hiện linh hoạt các biện pháp cưỡng chế. Trong trường hợp người nộp thuế có dấu hiệu bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì được lựa chọn áp dụng các biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu hồ nợ thuế kịp thời cho NSNN.
Thứ ba, thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng của bất kỳ một công việc
quản lý. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất chưa tốt, thiếu sự phối hợp với các cơ quan thuế địa phương nên việc thiếu thông tin hoặc thông tin đến chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ thu nợ thuế. Vì vậy, trong thời gian tới cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu bao gồm các thông tin về số nợ thuế, thời gian nợ thuế, các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ đã áp dụng, các biện pháp cưỡng chế đã áp dụng của từng DN để có biện pháp xử lý kịp thời tránh việc lặp đi lặp lại một biện pháp mà khơng có tác dụng đối với DN; liên tục cập nhật thông tin về người nợ thuế ngay khi có sự thay đổi; xây dựng hệ thống dự báo số nợ thuế và ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tới số thuế nợ của DN.
Thứ tư, cần có sự liên kết với các bộ phận trong cùng Chi cục thuế như
phối hợp với bộ phận kê khai để cập nhật thông tin về người nợ thuế, hoặc phối hợp với bộ phận kiểm tra để phát hiện ra đối tượng vừa nợ thuế vừa có hành vi trốn thuế. Phối hợp với các cơ quan ngoài ngành Thuế như Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn để thực hiện cưỡng chế thu hồi tiền thuế nợ nộp vào NSNN kịp thời.
Thứ năm, cần tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng
quản lý nợ thuế và trang bị thêm kiến thức khác cho cán bộ nợ để bảm bảo cán bộ nợ có thể thực hiện được các nhiệm vụ ở phòng ban khác; đồng thời
tăng cường lực lượng cán bộ quản lý nợ, bố trí cơng chức quản lý nợ thuế theo hướng tập trung nguồn lực vào những phường có số nợ đọng thuế lớn. Điều chuyển cán bộ quản lý nợ sang các phòng ban khác khi cơng việc ở phịng nợ khơng nhiều.
Thứ sáu, Phải có chế độ thưởng phạt đối với cán bộ chuyên quản trong
việc đôn đốc thu nộp thuế, cũng như các doanh nghiệp. Nếu cán bộ chun quản, các doanh nghiệp làm tốt thì phải có chế độ khen thưởng đối với cán bộ, doanh nghiệp đó. Và ngược lại cán bộ chuyên quản nào, doanh nghiệp nào làm khơng tốt cơng việc của mình, khơng chấp hành pháp luật về thuế thì phải có mức phạt đối với cán bộ, doanh nghiệp đó.
Thứ bảy, Phối hợp với các cơ quan ban ngành để làm tốt cơng việc tun
truyền chính sách thuế cũng như các cơ quan luật pháp, công an, viện kiểm soát... để xử lý, răn đe các doanh nghiệp nợ đọng tiền thuế, cố tình khơng nộp thuế. Đối với các doanh nghiệp vi phạm cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình... để phổ biến rộng rãi cho người dân biết các doanh nghiệp cố tình chây ỳ nộp thuế.
3.3.6. Tăng cường cơng tác hoàn thuế
Để thực hiện tốt việc hồn thuế GTGT, trước hết cần có quy trình hồn thuế rõ ràng, cụ thể, tăng cường phối hợp kiểm tra, thanh tra trong nội bộ ngành thuế, nâng cao trình độ trách nhiệm của cán bộ làm cơng tác hồn thuế, cần chuyển dần sang áp dụng cơng nghệ hiện đại vào hồn thuế.
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả trong cơng tác quản lý hồn thuế cán bộ quản lý nên lưu ý:
Thứ nhất, Xác minh chặt chẽ và cụ thể từng loại hóa đơn đầu vào, đầu ra
nếu có hóa đơn khác tỉnh thì phải nhanh chóng gửi đi xin đề nghị xin xác minh đến Chi cục thuế tỉnh đó. Nếu hóa đơn đầu vào là hóa đơn chứng từ đặc thù thì phải căn cứ vào quy định cụ thể để tính ra số thuế GTGT được khấu
trừ. Khi kiểm tra phải kết hợp với các hóa đơn bán hàng, sổ chi tiết về mua hàng, bán hàng. Chế độ kế toán ở đơn vị ra sao? Sử dụng các phương pháp kiểm tra để các định chính xác lượng hàng hóa mua vào bán ra trong kỳ và tránh hiện tượng dung hóa đơn khống.
Thứ hai, Đối với hàng hóa dịch vụ đầu vào dùng để sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ khơng chịu thuế GTGT thì cần phân loại rõ ràng từng loại hàng hóa dịch vụ để tính thuế GTGT được khấu trừ. Phân loại một cách chính xác mức thuế suất được áp dụng cho mặt hàng.
Thứ ba, Đối với cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra giấy từ
khai Hải quan, kiểm tra lượng hàng hóa xuất khẩu thực tế thông qua sổ chi tiết và tờ khai Hải quan đã xác nhận, hợp đồng xuất khẩu… Nếu doanh nghiệp thực hiện ủy thác xuất khẩu thì phải có tờ khai của đơn vị được ủy thác.