Nợ thuế của DNNQD tính đến 31/12/2015

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 54 - 57)

Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Lũy kế nợ đọng đến 31/12/2015 Tỷ lệ (%) 1 Thuế GTGT 6.258 55,7 2 Thuế TNDN 1.249 11,2 3 Tiền phạt 2.163 19.25 4 Thuế khác 1.566 13.85 Tổng cộng 11.236 100

Nguồn: Đội kiểm tra thuế - Quản lý nợ & Cưỡng chế thuế

Số liệu bảng 2.8 cho thấy, tình trạng nợ thuế của các DNNQD ở mức khá cao, nhất là thuế GTGT nợ đọng phát sinh 6 tỷ 258 triệu đồng chiếm 55,7%, thuế TNDN nợ 1 tỷ 249 triệu đồng chiếm 11,2%; các khoản phạt 2 tỷ 163 triệu đồng; các khoản thuế khác nợ 1 tỷ 566 triệu đồng chiếm 13,85%.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do:

- Tình trạng kinh tế khó khăn khiến các DN không chịu chi trả tiền thuế GTGT mà chiếm dụng nguồn vốn này do chi phí thấp hơn so với việc đi vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Ngồi ra cũng có rất nhiều DN cố tình khơng chịu chi trả tiền thuế nhằm muốn gian lận, trốn thuế gây khó khăn cho cơng tác quản lý nợ thuế.

- Tổng hợp báo cáo số thuế ưu đãi theo Nghị quyết số 02/NQ- CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu (Giải quyết hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển và giải quyết nợ xấu),Thông tư số 16/2013/TT- BTC ngày 8/2/2013 hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 02/NQ- CP ngày 07 tháng 01

năm 2013 của Chính phủ( Hỗ trợ việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, Gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, Tiền thuê đất và tiền sử dụng đất), QĐ 2093, NQ13: Kì tháng 1,2,3/2013 được gia hạn 6 tháng của các DN nhỏ, và vừa, DN sử dụng nhiều lao động đã có nhiều đơn vị xin gia hạn thuế đã làm số nợ đọng thuế GTGT của Chi cục thuế Quảng Xương chiếm tỷ trọng lớn.

- Chi cục Thuế Quảng Xương kiên quyết áp dụng đầy đủ, quyết liệt các chế tài trong công tác xử lý các khoản nợ đọng thuế, mới dừng lại ở mức độ nhắc nhở hay phạt nộp chậm. Khi DN cố tình chây ỳ khơng nộp thuế thì chưa có kế hoạch và biện pháp thực hiện cưỡng chế thu nợ quyết liệt. Việc theo dõi, đánh giá chính xác, đầy đủ các khoản nợ và phân loại nợ còn nhiều lúng túng do thiếu các quy định hướng dẫn về quản lý và cưỡng chế thu nợ; chưa áp dụng biện pháp mạnh như kê biên tài sản bán đấu giá để thu hồi nợ thuế. Một nguyên nhân nữa của tình trạng này là do cơ quan thuế chưa thực sự chủ động làm đầy đủ thủ tục xoá nợ thuế của các DN đã giải thể, bỏ trốn, mất tích nên dẫn đến số nợ thuế ảo lớn.

2.2.5. Cơng tác kiểm tra thuế

Thực hiện quy trình kiểm tra thuế do Tổng cục thuế ban hành, trong những năm qua, Chi cục đã đẩy mạnh công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và công tác kiểm tra chống thất thu NSNN.

Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế:

Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên cơ sở phân tích thơng tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế để đánh giá rủi do đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng và các xã, thị trấn trong công tác chống thất thu Ngân sách.

Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế: Theo quy định, bộ phận kiểm tra thuế và cán bộ kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế

của người nộp thuế trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin của người nộp thuế chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành để kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá lựa chọn các NNT có rủi ro về việc kê khai thuế.

Dữ liệu kê khai thuế của người nộp thuế trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành có được khai thác nhưng chưa kiểm tra được tất cả các hồ sơ khai thuế.

Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế: Theo quy trình 528, hàng năm các cán bộ kiểm tra thuộc Chi cục thuế phải kiểm tra sơ bộ tất cả các loại hồ sơ khai thuế. Phân tích, đánh giá, lựa chọn các NNT có dấu hiệu rủi ro về thuế để lập danh sách các DN phải kiểm tra theo tiêu chí của quy trình đề ra.

Cán bộ kiểm tra thuế có trách nhiệm kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai thuế bao gồm: Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh, các loại hồ sơ khai thuế theo tháng, các loại hồ sơ khai thuế theo quý, các loại hồ sơ khai thuế theo năm của người nộp thuế được giao.

Xử lý sau khi nhận xét hồ sơ khai thuế: Theo quy định, đối với các hồ sơ khai thuế khai đầy đủ chỉ tiêu; đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các thơng tin, tài liệu; khơng có dấu hiệu vi phạm thì bản nhận xét hồ sơ khai thuế được lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế. Đối với các hồ sơ khai thuế phát hiện thấy căn cứ để xác định số thuế khai là có nghi vấn thì cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo lần 1 và lần 2 yêu cầu người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định, nếu người nộp thuế khơng giải trình được mới ra Quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)