Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
3.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Nhìn chung, mơ hình cho kết quả trong mức kỳ vọng. Trong 5 biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc (EDF) thì biến DM có hệ số tương quan cao nhất, 0,507. Nghĩa là, nếu giá trị của DM thay đổi 1 đơn vị thì EDF sẽ thay đổi cùng chiều 0,507 đơn vị. Tiếp theo là hai biến CR và STA với hệ số tương quan đạt lần lượt là -0,1104 và 0,1798. Biến MAN tuy có ý nghĩa thống kê nhưng mức độ tác động đến biến phụ thuộc (EDF) cịn thấp, chỉ khoảng -0,0120.
Tóm lại, có thể kết luận rằng: nếu giám đốc đồng thời cũng là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty; sở hữu của BGĐ càng nhiều; tỷ lệ nợ (ở những vùng giới hạn an toàn) và hệ số thanh toàn hiện hành càng thấp; cùng với biến động giá cổ phiếu trên thị trường càng cao thì sẽ có rủi ro vỡ nợ (EDF) của công ty sẽ càng cao.
Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các mơ hình khác của các tác giả trên thế giới như nghiên cứu của Shu-Mei Chiang, Chin-Piao Yeh, Hsin-Fu Chen (2009) chạy cho 391 công ty trong 4 năm tại thị trường chứng khoán Đài Loan; cũng như Christina James-Overheu, Julie Cotter (2009) chạy cho thị trường Australia.
Tuy nhiên, so với nghiên cứu của Hoàng Ngọc Tuấn Anh và các cộng sự (2011), kết quả hồi quy của nghiên cứu này có những điểm khác biệt như bảng 3.3 dưới đây:
Bảng 3.3: So sánh kết quả nghiên cứu với kết quả của Hoàng Ngọc Tuấn Anh và các cộng sự (2011)
Nội dung Kết quả nghiên cứu
Kết quả của Hoàng Ngọc Tuấn Anh và các cộng sự
(2011)
Giá trị hệ số xác định R2
66,45% 86%
hiệu chỉnh
Số biến độc lập có ý nghĩa 5 (trong tổng số 8 biến đưa 6 (trong tổng số 14 biến đưa
thống kê vào mơ hình nghiên cứu) vào mơ hình nghiên cứu)
Chiều tương quan của biến độc lập với biến phụ thuộc
1.DM + +
2.DIR Khơng có ý nghĩa Khơng có ý nghĩa
3.MAN - Khơng có ý nghĩa
4.GOV Khơng có ý nghĩa +
5.SA Khơng có ý nghĩa -
6.DEBT - +
7.CR - -
8.STA + +
Kết quả hồi quy chỉ tìm được 5 biến độc lập có ý nghĩa thống kê đối với biến
phụ thuộc (EDF), so với kết quả 6 biến của Hoàng Ngọc Tuấn Anh và các cộng sự (2011).
Hai biến độc lập: tỷ lệ sở hữu của nhà nước (GOV) và Thù lao của HĐQT &
Đối với biến GOV, có thể giải thích như sau: mặc dù thực tế ở Việt Nam, việc
quản lý vốn của Nhà nước còn khá nhiều bất cập, tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả là một trong những vấn đề tồn tại hiện nay. Tuy nhiên, kết quả thống kê khơng có ý nghĩa có thể do các nguyên nhân sau:
(i) Ở một số trường hợp, Nhà nước ln hỗ trợ các doanh nghiệp thốt khỏi
tình trạng vỡ nợ hay phá sản. Do đó, tác động của việc sở hữu nhà nước ở một số cơng ty trong những tình huống này lại mang ý nghĩa tích cực hơn là tiêu cực.
(ii) Đa số phần vốn góp của Nhà nước tại các cơng ty niêm yết trên sản hiện
nay là từ Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được đầu tư dưới hình thức đầu tư tài chính. Đại diện phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có thể thơng qua thành viên của SCIC, hoặc uỷ quyền cho thành viên điều hành của công ty. Nghĩa là SCIC không trực tiếp tham gia điều hành hoạt động ở hầu hết các doanh nghiệp nắm giữ cổ phần. Mặc dù vậy thì ảnh hưởng từ phía Nhà nước chắc chắn vẫn phải tồn tại. Tuy nhiên, mức độ cao hay thấp lại tùy thuộc vào mỗi công ty, mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau. Ngoài ra, theo đề án tái cấu trúc SCIC được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 2/12/2013, SCIC sẽ thoái vốn tại 376 trong tổng số 380 doanh nghiệp đang tư từ nay cho đến hết năm 2015.
Về biến SA, kết quả hồi quy không đạt được kỳ vọng ban đầu, tức là giả thuyết
“tồn tại một mối tương quan nghịch chiều giữa biến SA và EDF” khơng được chấp nhận. Ngun nhân có thể là do việc sử dụng dữ liệu là giá trị tuyệt đối (đơn vị tỷ đồng) của tổng thù lao của HĐQT và BKS chưa hồn tồn hợp lý. Vì các mức thù lao này, ngồi việc được chi trả theo nhiều hình thức khác nhau cịn phụ thuộc vào quy mô, đặc thù ngành nghề riêng của cơng ty. Cơng ty có quy
mơ nhỏ rất khó có thể chi trả cao và cũng thường có xu hướng tinh gọn bộ máy hoạt động nhằm gia tăng hiệu quả. Do vậy, khi so sánh giữa công ty này với công ty khác, một mức thù lao thấp hơn chưa chắc phản ánh rằng hoạt động kinh doanh của cơng ty này khó khăn hơn cơng ty kia và rủi ro của công ty kia sẽ bé hơn nhiều so với công ty này.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này lại tìm ra tác động của một biến độc lập khác
đến biến động của biến phụ thuộc rủi ro vỡ nợ (EDF), đó là biến tỷ lệ sở hữu của BGĐ (MAN)
Riêng biến DEBT, kết quả có phần khá bất ngờ khi chiều ảnh hưởng đến biến
phụ thuộc (EDF) ngược lại so với kỳ vọng ban đầu. Nếu như thông thường, việc vay nợ càng nhiều sẽ càng tạo ra gánh nặng tài chính cũng như gia tăng rủi ro vỡ nợ cho cơng ty, thì trong trường hợp top 70 các công ty niêm yết này, do tỷ lệ nợ bình quân (DEBT) khá thấp và khả năng thanh toán CR lại khá tốt nên mức độ ảnh hưởng tích cực của biến này đến rủi ro vỡ nợ của công ty chưa thật sự rõ ràng. Ngược lại, việc vay nợ sẽ tạo ra cho ban quản lý công ty những áp lực nhất định, khiến họ trở nên thận trọng hơn trong việc ra quyết định và hoạt động. Từ đó giúp giảm thiểu chi phí đại diện. Hay nói cách khác là rủi ro có khả năng được giảm thiểu.
Tóm tắt chương 3
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đã được đề cập trong chương 1; cũng như cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu đã được trình bày ở chương 2, chương 3 trình bày chi tiết về quy trình nghiên cứu và kết quả hồi quy. Nhìn chung, kết quả hồi quy thu được phù hợp với kỳ vọng ban đầu của mơ hình, duy có biến DEBT là có kết quả ngược lại về chiều của tác động đến biến phụ
thuộc EDF. Đây là một phát hiện khá thú vị và có thể giải thích được do đặc điểm của mẫu khảo sát.
Ngoài ra, so với nghiên cứu của Hồng Ngọc Tuấn Anh và các cơng sự (2011), kết quả nghiên cứu này có một số khác biệt. Tuy số lượng biến độc lập có ý nghĩa thống kế đối với mơ hình này (5 biến) ít hơn nghiên cứu của Hoàng Ngọc Tuấn Anh và các cộng sự (2011) (6 biến) nhưng 5 biến này cũng đã giải thích được 66,45% biến động của biến phụ thuộc. Quan trọng hơn, nghiên cứu này đã phát hiện ra ảnh hưởng của một biến khác thuộc về QTCT đến rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp, đó là biến tỷ lệ sở hữu của BGĐ (MAN).
Chương 4
HÀM Ý GIẢI PHÁP