Theo hình 2.8 trên, phần in đậm chính là khu vực mà cơng ty rơi vào tình trạng vỡ nợ. Diện tích của vùng này sẽ tăng lên khi: (i)độ biến động của giá trị tài sản của công ty (δA) tăng lên; (ii)giá trị của khoản nợ (B) tăng; và (iii)giá trị thị trường của tài sản ban đầu của công ty (A) giảm xuống.
Giả sử vùng giá trị tương lai của tài sản cơng ty có phân phối chuẩn quanh giá trị tài sản hiện tại A, chúng ta có thể đo lường khoảng cách đến phá sản (distance-to- default - DD) của công ty tại thời điểm t = 0 cho khoảng thời gian 1 năm như sau:
Ví dụ, giá trị của A và B lần lượt là 100 và 80 triệu, thì khoảng cách đến phá sản tương ứng theo cơng thức trên sẽ là 2. Hay nói cách khác, cơng ty sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ (vùng in đậm) trong 1 năm tới chỉ khi giá trị tài sản giảm một khoản là 20 triệu, hay 2 lần độ lệch chuẩn (δ). Nếu giá trị tương lai của tài sản công ty là một phân phối chuẩn, thì xác suất mà giá trị tài sản của công ty sẽ biến động trong khoản ±2δ từ giá trị trung bình là 95%. Vì vậy, trong khoảng thời gian một năm tới, xác suất mà giá trị tài sản công ty sẽ tăng (hoặc giảm) nhiều hơn 2δ là 2,5%, đồng nghĩa với xác suất vỡ nợ kỳ vọng (EDF) của công ty trong một năm tới là 2,5%.
Tuy nhiên, giả định “giá trị tài sản công ty trong tương lai tuân theo một phân phối chuẩn” gần như khó khả thi. Do đó, xác suất vỡ nợ kỳ vọng (EDF) theo mơ hình KMV của một cơng ty có DD = 2δ sẽ được tính tốn bằng cách dựa vào cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp trong quá khứ để tính tốn tỷ lệ các cơng ty thực sự vỡ nợ trong vòng 1 năm trong tổng số các cơng ty có DD = 2δ. Tức là chúng ta sẽ xác định được tần số vỡ nợ thực tế của công ty này theo công thức:
Trên thực tế, KMV đã sử dụng cơ sở dữ liệu của hơn 40.000 công ty tư nhân và 3.400 công ty đại chúng trên tồn thế giới để ước lượng EDF.
Mơ hình KMV khơng phân chia thành nhóm các cơng ty phá sản và khơng phá sản, mơ hình chỉ cho thấy ứng với mức EDF này thì xác suất vỡ nợ sẽ là bao nhiêu. Ví dụ như nếu ta sắp xếp cơng ty theo chỉ tiêu EDF, nếu không cho vay với điểm ngắt là 10%, chúng ta tránh được việc cho vay 97% công ty phá sản. Tương tự nếu điểm ngắt là 30% thì ta sẽ tránh cho vay 73% công ty phá sản. (Chi tiết hình 2.9)