Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
4.2. Khuyến nghị tiêu chí lựa chọn cổ phiếu đầu tư
Về Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, số cổ phiếu niêm yết và đăng ký giao dịch ngày càng nhiều. Rất khó một nhà đầu tư có thể có đủ thời gian quan tâm và hiểu biết hết được tất cả các cổ phiếu được niêm yết và đăng ký giao dịch đó, vì vậy cần sử dụng các tiêu chí khác nhau để lựa chọn cổ phiếu.
Tuy nhiên, trước khi xem xét đến các tiêu chí lựa chọn, nhà đầu tư cần:
Xác định được mục tiêu đầu tư (dài, trung hay ngắn hạn, đầu tư chỉ để nhận
cổ tức hay kỳ vọng hơn vào lợi nhuận từ chênh lệch giá thị trường…) và mức độ chịu đựng rủi ro (cao hay thấp).
Nhìn nhận và đánh giá cơng ty trên nhiều góc độ khác nhau như: chiến lược kinh doanh, quản trị, tài chính, nhân sự, marketing,…
Có khả năng dự báo được xu thế của thị trường trong tương
lai. Sau đó, sẽ xem xét đến các tiêu chí sau:
Hiệu quả hoạt động của công ty: dựa vào các chỉ số thể hiệu khả năng sinh
lợi như: tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA).
Tình hình tài chính: Chắc chắn rằng việc xem xét đến các tỷ lệ địn bẩy tài
chính, khả năng thanh tốn, cũng như các yếu tố liên quan đến dịng tiền của cơng ty,.. là những vấn đề rất quan trọng khi xem xét đầu tư vào một công ty nào đó. Ví dụ, đánh giá tỷ lệ nợ của cơng ty, rõ ràng việc sử dụng nợ mang đến cho cơng ty rất nhiều lợi ích: lợi ích từ tấm chắn thuế, giảm chi phí đại diện của dịng tiền tự do, tạo động lực để tăng hiệu quả hoạt động của ban lãnh đạo và cơng ty,… Nhưng khơng có nghĩa là càng sử dụng nhiều nợ thì những lợi ích này càng gia tăng, vì rủi ro cơng ty đang tăng lên. Quan trọng là phải xác định được công ty đang hoạt động ở ngành nghề cụ thể nào? Tỷ lệ nợ này đã tối ưu hay chưa? Tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn ra sao? Chính vì vậy, cấu trúc vốn cũng là 1 tiêu chí quan trọng trong việc xem xét cổ phiếu và ra quyết định chọn mua.
Định giá: có nhiều phương pháp khác nhau nhưng thơng thường căn cứ vào
chỉ số P/E (giá trên thu nhập bình quân mỗi cổ phiếu) của công ty, so với các công ty khác cùng ngành, hoặc so với bình quân ngành hay bình qn thị trường. Qua đó, sẽ đánh giá được mức độ mắc/rẻ một cách tương đối của cổ phiếu xem xét.
Tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu so với bình quân thị trường: dựa vào mức
độ biến động giá của một cổ phiếu riêng biệt so với mức biến động chung của thị trường (thường lấy chỉ số VN-Index).
Các tiêu chí khác, như: tiềm năng và mức độ tăng trưởng của công ty,
ngành,…
Quan trọng hơn, việc lựa chọn cuối cùng phải cho ra các cổ phiếu tiềm năng có kết quả hoạt động tốt, thông tin công bố là đáng tin cậy và hạn chế tối đa việc đầu tư vào các cơng ty có rủi ro vỡ nợ cao. Rõ ràng, một khi công ty mất khả năng chi trả và phá sản thì cổ đông thông thường sẽ là người chịu thiệt, vì là đối tượng được thanh toán sau cùng, sau người lao động, chủ nợ và các nghĩa vụ đối với nhà nước,… Rất hiếm có trường hợp khi một cơng ty phá sản mà số tiền thu được từ việc thanh lý tài sản sau khi thực hiện các nghĩa vụ nợ còn lại đủ lớn đề bù đắp cho các cổ đông. Do vậy, nhà đầu tư chỉ nên xem xét việc đầu tư vào những cổ phiếu có QTCT tốt.
Nhìn lại kết quả của nghiên cứu, ta thấy tồn tại mối tương quan giữa các nhân tố QTCT đến rủi ro vỡ nợ của công ty hay giá trị của doanh nghiệp. Như vậy, trong quyết định lựa chọn cổ phiếu của nhà đầu tư, cũng cần phải xem xét đến tác động của các biến này. Những đề xuất sau được đưa ra trên cơ sở 5 nguyên tắc QTCT của OECD. Cụ thể như sau:
Vai trò của ban giám đốc: mâu thuẫn tồn tại ở vấn đề này là sự độc lập trong
quyết định của ban giám đốc và vấn đề chi phí đại diện. Vì vậy, với việc ban giám đốc được thuê ngồi và có sở hữu một tỷ lệ tương đối cổ phần của công ty sẽ là giải pháp cho mâu thuẫn này.
Ưu tiên các cơng ty có HĐQT độc lập cao. Trước tiên cần có sự tách bạch
giữa vị trí chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc. Sau đó là việc đảm bảo tỷ lệ số lượng thành viên HĐQT không điều hành phải đạt mức tối thiểu 1/3 tổng số
thành viên. Cuối cùng là cần xem xét đánh giá năng lực cũng như hiệu quả hoạt động của các thành viên này.
Cấu trúc sở hữu ảnh hưởng phần lớn đến rủi ro của công ty, đặc biệt là khả năng bị thâu tóm lợi ích nhóm. Cần xem xét đến tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn, các mối quan hệ liên quan và đặc biệt là sở hữu của nhà nước. Do thực tế tình hình hoạt động kém hiệu quả của một số doanh nghiệp nhà nước, nên việc cân nhắc đầu tư vào các doanh nghiệp này cần thận trọng và xem xét thông tin một cách kỹ càng.
Công bố và minh bạch thơng tin. Dù chưa tìm thấy tác động trực tiếp giữa yếu
tố này với rủi ro vỡ nợ của cơng ty (khả năng có thể do việc lựa chọn dữ liệu “ý kiến đánh giá của kiểm toán với đối với BCTC kiểm toán của doanh nghiệp” chưa phải là giá trị đại diện hoàn toàn để đánh giá mức độ công bố và minh bạch thông tin của công ty) nhưng đây vẫn là thành phần rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ thực hành QTCT theo bộ nguyên tắc của OECD. Do vậy, nhà đầu tư vẫn nên hết sức lưu tâm đến yếu tố này. Thực tế cho thấy, các cơng ty có quy mơ càng lớn thì có hoạt động cơng bố thông tin càng tốt, càng chuyên nghiệp. Ngồi việc cơng bố đầy đủ, đúng hạn các báo cáo cho ủy ban chứng khốn cũng như nhà đầu tư thì việc thành lập một tiểu ban “Quan hệ nhà đầu tư”, chuyên trách về mảng công bố thông tin cho nhà đầu tư cũng là một điểm cộng rất lớn. Đi sâu hơn, chất lượng của báo cáo thường niên cũng thể hiện mức độ minh bạch thông tin của công ty. Báo cáo thường niên được đánh giá là tốt phải: (i)đầy đủ các thông tin theo quy định tại tiêu chuẩn QTCT của OECD. Đặc biệt các thơng tin liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty, kế hoạch trong tương lai, thù lao của ban điều hành, lý lịch của từng thành viên ban điều hành,… phải thật chi tiết và cụ thể; (ii)có cả cơng bố thơng tin bằng tiếng anh, thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây
khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, rào cản ngôn ngữ cũng khiến việc tiếp cận thông tin của các nhà đầu tư này bị hạn chế, làm ảnh hưởng đến đánh giá về tính minh bạch trong cơng bố thơng tin của các cơng ty này. Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu của Coombes, P., and M. Watson (2000), 82% những nhà đầu tư tài chính được khảo sát đánh giá vấn đề QTCT quan trọng ngang bằng hoặc thậm chí quan trọng hơn cả kết quả tài chính của doanh nghiệp và 60% họ sẽ tránh đầu tư vào các doanh nghiệp có QTCT tồi.
Mối quan hệ với các bên liên quan cũng là một xem xét quan trọng. Với các nhà đầu tư khơng có thế mạnh về kế tốn, tài chính để có thể nghi ngờ về các hoạt động mua bán lòng vòng tạo doanh thu, lợi nhuận ảo hoặc giao dịch nội bộ với các biên liên quan chồng chéo, phức tạp nhằm che lấp những khoản nợ xấu,.... thì cách tốt nhất là chỉ nên xem xét đến các cơng ty có ít hoặc hoạt động với các bên liên quan đơn giản. Thêm nữa, cũng cần chú ý đến mối quan hệ của ban lãnh đạo với các bên liên quan.
Tóm tắt chương 4
Dựa vào những nội dung thảo luận kết quả nghiên cứu đã trình bày ở mục 3.2.3, chương 4 đi vào đề xuất các hàm ý giải pháp danh cho: (i)doanh nghiệp; và (ii)nhà đầu tư.
Về phía doanh nghiệp, theo kết quả hồi quy ở hình 3.4, biến “Quyền lực của CEO” (DM) là biến có mức độ ảnh hưởng đến biến động của biến phụ thuộc EDF nhiều nhất. Do vậy, các hàm ý giải pháp về việc nâng cao hiệu quả và chất lượng QTCT sẽ được xây dựng trên cơ sở ưu tiên đẩy mạnh sự tách bạch giữa vai trò của CEO và chủ tịch HĐQT cũng như là tăng cường vai trò của các thành viên HĐQT độc lập – những người chuyên trách về định hướng và giám sát hoạt động.
Về phía nhà đầu tư, dựa vào các nguyên tắc QTCT cơ bản của OECD, nghiên cứu chủ yếu đề xuất các tiêu chí lựa chọn cổ phiếu trên cơ sở mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc về QTCT với rủi ro vỡ nợ. Qua đó, giúp nhà đầu tư giảm thiểu được rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp cũng như đạt được kết quả lợi nhuận tốt nhất khi đầu tư cổ phiếu.
Chương 5 KẾT LUẬN