Kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quản trị công ty đến rủi ro vỡ nợ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khóan (Trang 49 - 53)

Nội dung EDF DM DIR MAN GOV SA DEBT CR STA

Trung bình 2.16 0.40 38.37 12.44 26.19 1.94 28.30 2.24 50.73 Sai số chuẩn 0.13 0.04 1.44 1.38 1.72 0.28 1.61 0.13 0.58 Trung vị 1.92 0.00 35.94 3.98 20.80 1.03 29.36 1.69 49.47 Mode n.a 0.00 64.54 0.02 0.00 1.48 0.00 1.19 53.13 Nhỏ nhất 0.01 0.00 10.51 0.00 0.00 0.04 0.00 0.26 37.67 Lớn nhất 8.92 1.00 71.20 62.16 67.99 22.00 68.23 8.29 95.37 Số quan sát 140 140 140 140 140 140 140 140 140

Bảng 3.1 mô tả kết quả thống kê mô tả của các biến nghiên cứu, cụ thể kết quả ở từng biến như sau:

 Rủi ro vỡ nợ (EDF) bình quân vào khoảng 2.16% nhưng đạt giá trị cao nhất tại

8.92%. Tại Việt Nam, hiện nay do chưa có một nghiên cứu cụ thể chuyên sâu nào về EDF, đặc biệt là việc tính tốn và thống kê các mức EDF của thị trường nên khó có thể kết luận ý nghĩa cụ thể của từng mức ra sao. Tuy nhiên, theo Moody, nếu EDF nhỏ hơn 10% thì các cơng ty đang ở trạng thái khá an tồn. Do vậy, một cách tương quan, có thể thấy rằng, top 70 các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong mẫu quan sát trên có khả năng trả nợ tương đối tốt.

 Quyền lực của CEO (DM): DM có 2 giá trị là 0 và 1. Nếu chủ tịch hội đồng

quản trị và tổng giám đốc là một người thì DM là 1 và ngược lại DM có giá trị 0. Kết quả thống kê cho thấy, giá trị phổ biến là 0. Nghĩa là đa số công ty trong số 70 công ty khảo sát có sự phân biệt giữa hai chức danh này. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả “Báo cáo thẻ điểm quản trị” năm 2012 của Tổ chức tài chính thế giới (IFC). Qua khảo sát 100 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, IFC cho biết : “Có 66% cơng ty có Chủ tịch HĐQT là thành viên HĐQT khơng

điều hành và 34% có Chủ tịch kiếm thành viên điều hành, thường là Tổng giám đốc”.

 Tỷ lệ sở hữu của HĐQT (DIR): Bình quân, tỷ lệ sở hữu của HĐQT của các công ty được nghiên cứu vào khoảng 38,37%. Giá trị này phổ biến ở mức 35,94%. Các cơng ty có tỷ lệ sở hữu của HĐQT cao nhất và thấp nhất lần lượt tại 71,20% và 10,51%. Đáng chú ý, các số liệu về tỷ lệ sở hữu của HĐQT (bao gồm mức sở hữu bình quân, cao nhất và thấp nhất) ở các công ty đều lớn hơn các giá trị tương ứng của tỷ lệ sở hữu Nhà nước, đặc biệt là các cơng ty có tỷ lệ sở hữu của HĐQT trên 50%. Từ đó, có thể nhận thấy rằng, khả năng trong hội đồng quản trị có người là đại diện quản lý nguồn vốn của nhà nước. Với mức tỷ lệ sở hữu của HĐQT khá cao như vậy, nếu giả thuyết ban đầu là hợp lý thì có thể nói rằng, hầu hết hoạt động quản trị cơng ty của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ ở mức khá tốt. Tuy nhiên, đứng ở một góc độ khác, đối với các cơng ty có tỷ lệ sở hữu của HĐQT trên 50% thì dường như sẽ tiềm ẩn nguy cơ khó đảm bảo được quyền bình đẳng của các cổ đơng, đặc biệt là cổ đơng nhỏ lẻ trong việc biểu quyết, khi mà tỷ lệ thông qua các vấn đề thường là trên 50% hoặc 2/3 hoặc 75%, tuỳ vào vấn đề biểu quyết theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty.

 Tỷ lệ sở hữu của BGĐ (MAN): Dựa vào dữ liệu 70 cơng ty nghiên cứu thì tỷ lệ

sỡ hữu của ban giám đốc khá là thấp, bình qn khoảng 12,44%. Như vậy, có thể cho rằng chức năng điều hành và chức năng quản lý đã có sự tách biệt. Với một tỷ lệ sỡ hữu thấp, khả năng cao là BGĐ được thuê ngồi, thay vì là chủ doanh nghiệp thật sự trước đó. Tuy nhiên, độ rộng của dữ liệu này cũng khá lớn, nếu như có cơng ty BGĐ khơng sở hữu bất cứ cổ phiếu nào thì cũng có cơng ty tỷ lệ nắm giữ của BGĐ lại rất cao, tới 62.16%. Ngoài ra, ở một số cơng ty có tỷ lệ sở hữu của nhà nước cao, thì tỷ lệ sở hữu của BGĐ và HĐQT cũng cao tương

ứng. Điều này cho thấy vai trò chi phối của phần vốn nhà nước ở một số cơng ty vẫn cịn khá cao. Nhìn chung, việc BGĐ có sở hữu cổ phần của cơng ty, tức là có quyền lợi gắn chặt với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ có động lực làm giảm chi phí đại diện. Bằng việc quan tâm hơn đến việc tối đa hố lợi ích của cổ đơng, rủi ro mất khả năng thanh toán cũng sẽ được giảm thiểu.

 Tỷ lệ sở hữu của nhà nước (GOV) trung bình khá cao, khoảng 26.19%. Trong

đó, mức cao nhất là 67.99%. Điều này cho thấy rằng, đối với các cơng ty niêm yết, nhà nước hiện vẫn đóng vai trị là cổ đơng lớn. Ngun nhân là do đa phần các công ty lớn trước đây là thuộc về khối quốc doanh. Từ khi có chủ trương cổ phần hóa cho thành phần tư nhân tham gia lãnh đạo công ty, tỷ lệ sở hữu của nhà nước mới được giảm xuống. Tuy nhiên, thông thường nhà nước vẫn đảm bảo quyền chi phối ở nhiều công ty, với tỷ lệ nắm giữ hơn 50%. Hơn nữa, trong mẫu quan sát, với mức trung bình là 26,19% thì nhà nước vẫn giữ mối quan hệ đầu tư vào công ty liên kết, tức là nhà nước vẫn đóng vai trị khá quan trọng trong các quyết định kinh doanh trong các công ty.

 Thù lao của HĐQT và BKS (SA) có sự phân bố khá chênh lệch giữa các công

ty, từ 0,04 đến 22 tỷ đồng/năm. Mức thù lao chi trả bình quân cho HĐQT và BKS cơng ty là 1.94 tỷ đồng/năm, Sở dĩ có mức chênh lệch như vậy là do các thỏa thuận của cơng ty với HĐQT. Có cơng ty quy định một mức thù lao “cứng” trong năm và cũng có cơng ty trả thù lao phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty, đặc biệt là các khoản thưởng cho phần lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra, hoặc có cơng ty sẽ có chính sách chi trả kết hợp cả hai hình thức trên. Vì vậy, có cơng ty có tổng mức thù lao chi trả cho HĐQT và BKS lên tới 22 tỷ, và có cơng ty trong năm đó thua lỗ hoặc khơng đạt kế hoạch nên HĐQT bị cắt toàn bộ thù lao. Mức chênh lệch này là khá bình thường, nó phản ánh triết lí của từng cơng ty. Đây

cũng chính là điều gây tranh cãi nhất trong “quản trị công ty”, tức là có nên trả thù lao thật cao cho các nhà điều hành hay không?

 Tỷ lệ nợ (DEBT) bình qn khoảng 28,30%, tương đối thấp. Điều này có nghĩa

là, bình qn trong số 70 cơng ty khảo sát, chỉ 28,30% giá trị tài sản là được tài trợ bằng vốn vay, phần lớn còn lại là vốn tự có của cơng ty. Khơng q ngạc nhiên về kết quả thống kê này vì top 70 cơng ty lớn nhất trên sàn thường là các cơng ty có tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh khá tốt. Tuy nhiên, với giá trị thấp nhất và cao nhất lần lượt là 0% và 68,23%, rõ ràng độ rộng của biến DEBT trong số 70 công ty được khảo sát là khá lớn.

 Hệ số thanh tốn hiện hành (CR) bình qn ở mức khá tốt 2,24 lần, thậm chí có

cơng ty có hệ số thanh toán hiện hành đạt mức 8,29 lần. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả thống kê về tỷ lệ nợ phía trên. Tuy nhiên, cũng có cơng ty có giá trị hệ số này rất thấp, chỉ 0,26 lần, khá rủi ro. Điều này có thể là do đặc thù ngành nghề kinh doanh, cơng ty có khả năng chiếm dụng được vốn của đối tác đáng kể nhưng vẫn có những thoả thuận để đảm bảo độ tính an tồn cho hoạt động của mình.

 Độ lệch chuẩn theo năm của giá chứng khốn cơng ty (STA) đạt giá trị bình qn là 50,73%, trong đó giá trị thấp nhất là 37,67% và cao nhất là 95,37%. Từ kết quả trên cho thấy, trong số 70 công ty niêm yết được khảo sát trong 2 năm 2012 và 2013, thì giá cổ phiếu trên thị trường có mức độ biến động tương đối lớn.

3.5. Kết quả hồi quy:

Sử dụng cơng cụ phân tích dữ liệu (Data Analysis) trong Microsoft Excel 2010 để thực hiện hồi quy dữ liệu thu thập được ở các phần trên, bao gồm 1 biến phụ thuộc (EDF) và 8 biến độc lập (DM, DIR, MAN, GOV, SA, DEBT, CR, STA), kết quả hồi quy được tóm lược như bảng 3.2 dưới đây:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quản trị công ty đến rủi ro vỡ nợ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khóan (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w