(Nguồn: Lê Long Hậu, 2010)
Hình 2.7 mơ tả rủi ro hồn trả của một khoản vay trên góc độ của người đi vay (tức là cổ đông của công ty). Giả sử OB và OA2 lần lượt là khoản vay và giá trị thị trường của công ty tại thời điểm đáo hạn khoản vay (OA2 > OB). Như vậy, cơng ty có khả năng hồn trả được khoản vay đã vay và giữ lại phần vượt trội của tài sản là (OA2 – OB). Trong trường hợp này, nếu giá trị thị trường của tài sản cơng ty càng lớn thì đồng nghĩa với việc phần giá trị chênh lệch mà cổ đơng cơng ty có thể nhận được sau khi hồn tất nghĩa vụ nợ là càng cao.
Ngược lại, tại thời điểm đáo hạn của khoản nợ, nếu giá trị tài sản của công ty không tăng, mà giảm về mức thấp hơn giá trị của khoản nợ (OB), ví dụ là vị trí của OA1, thì lúc này, tài sản của cơng ty khơng cịn đủ để thực hiện nghĩa vụ đối với khoản vay và cổ đơng sẽ mất khả năng thanh tốn nợ.
Theo đó, vị thế của các cổ đơng khi đi vay nợ (E) hồn tồn giống với vị thế nắm giữ một quyền chọn tài sản của công ty, theo phương trình dưới đây:
Thị giá cổ phần của cơng ty (E) = ∫(A, B, r, δA, τ), trong đó:
A: Thị giá tài sản của công ty B: Giá trị của khoản nợ
r: Lãi suất ngắn hạn trên thị trường
δA: Độ biến động thị giá của tài sản công ty τ: Thời hạn của hợp đồng cho vay (quyền chọn)
Tuy nhiên, lưu ý, giá trị thị trường của tài sản công ty tại thời điểm đáo hạn khoản vay (A) chưa thể xác định được tại thời điểm hiện tại. Theo đó, độ biến động tài sản (δA) cũng là một ẩn số. Và, chính các giá trị này sẽ tác động đến khả năng thanh tốn nợ của cơng ty hay xác suất vỡ nợ kỳ vọng của doanh nghiệp.