Sai số trong điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Giao trinh nguyen ly thong ke (Trang 132 - 133)

II. Chọn mẫu ngẫu nhiên

3. Sai số trong điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên

Sai số chọn mẫu là sự chênh lệch về trị số giữa chỉ tiêu tính đ-ợc trong điều tra chọn mẫu và trị số của chỉ tiêu này của tổng thể chung.

Nguyên nhân sai số chọn mẫu bao gồm:

- Sai số do tính chất đại biểu

Sai số này tồn tại ngay trong mỗi cuộc điều tra chọn mẫu, bởi vì việc điều tra chỉ thực hiện ngay trên một số ít đơn vị nh-ng kết quả tính tốn lại suy rộng thành đặc điểm của cả tổng thể.

- Sai số do ghi chép

Sai số này xuất hiện trong cả điều tra chọn mẫu và điều tra tồn bộ. Nó phát sinh từ các tr-ờng hợp sau:

+ Do đơn vị điều tra, nhân viên điều tra ch-a hiểu đúng nội dung câu hỏi nên trả lời sai. + Do đơn vị điều tra, nhân viên điều tra ghi nhầm, ghi sai

+ Do dụng cụ đo l-ờng sai

+ Do tỷ lệ phiếu không trả lời quá cao

Những sai số do tính chất đại biểu và do ghi chép nêu trên có thể do vơ tình (sai số ngẫu nhiên) hoặc cố ý (sai số hệ thống) do mục đích nào đó:

- Nếu là sai số ngẫu nhiên thì các sai lệch trong khi lấy số liệu có thể bù trừ nhau, loại sai số này ít gây nguy hiểm.

- Sai số hệ thống là sai số nguy hiểm, càng nhiều đơn vị điều tra thì sai số càng nhiều. Nó xảy ra do dụng cụ đo l-ờng sai hay cố ý ghi sai hoặc cố ý chọn mẫu khơng khách quan.

Để có thể giảm bớt đ-ợc sai số trong điều tra chọn mẫu, ng-ời ta cần phải:

- Chuẩn bị tốt cho công tác điều tra: chuẩn bị dụng cụ đo l-ờng, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa cuộc điều tra đối với đơn vị điều tra và nhân viên điều tra.

- Tập huấn nhân viên điều tra để họ hiểu rõ nội dung, lựa chọn nhân viên điều tra có đủ trình độ.

- Thiết kế các câu hỏi khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu, hấp dẫn ( có thể lấy ví dụ để giải thích)

- Đối với sai số do tính chất đại biểu chỉ có thể tăng cỡ mẫu đến mức cho phép.

Một phần của tài liệu Giao trinh nguyen ly thong ke (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)