1.7.Tình hình nghiên cứu vi sinh vật đối kháng trong và ngoài nƣớc
1.7.2. Tình hình nghiên cứu vi sinh vật đối kháng trong nƣớc
Xuất phát từ thực tế về bệnh héo xanh cây trồng ở Việt Nam, các biện pháp phòng trừ sinh học bệnh này đã và đang được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học cũng như nhiều phòng thí nghiệm ở nước ta trong nhiều thập kỷ qua.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã nghiên cứu khả năng sinh kháng sinh chống vi khuẩn gây bệnh héo xanh của Streptomyces arabicuss 112 và chế phẩm sinh học Fluorecent từ Pseudomonas fluorescens. Sản phẩm có khả năng phòng trừ bệnh thối thân, thối rễ và vàng lá ở một số loài cây nhất định.
Trường Đại học Sư phạm I - Hà Nội đã nghiên cứu chủng xạ khuẩn
Streptomyces V6 có khả năng sinh kháng sinh chống nấm và vi khuẩn R. solanacearum [1].
Viện Công nghệ Sinh học cũng đã sản xuất các chế phẩm Bt và một số chế phẩm sinh học khác có nguồn gốc từ vi khuẩn, xạ khuẩn và vi nấm...v..v… Các chế phẩm này đã có tác dụng trong phòng chống một số sâu và bệnh hại cây trồng.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (cũ) đã nghiên cứu tạo chế phẩm phân bón vi sinh trên cơ sở một tập hợp đa chủng vi sinh vật, trong đó
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
có vi khuẩn đối kháng, sản phẩm được sử dụng trong trồng trọt vừa có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây, vừa có khả năng ức chế một số bệnh thực vật gây ra bởi vi khuẩn hoặc nấm [14].
Viện Bảo vệ thực vật cũng đã sử dụng một số chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ nấm Metarhizium ansopliae có độc tính cao đối với bọ dừa, Bt (Bacillus thuringensis) và NPV (Nuclear Polyhedrosis Virus) có tác dụng trong phòng trừ một số sâu hại rau. Nấm Trichoderma có khả năng đối kháng với nấm gây bệnh cây trồng.
Bacterin BT là chế phẩm của Liên hiệp Khoa học sản xuất hoá chất, Tổng công ty Hoá chất công nghiệp và tiêu dùng, Bộ Công nghiệp nặng, thành phần chính gồm Bacillus thuringensis var. kurstaki.
Các kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần thơ, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới đã cho thấy hiệu quả rất rõ ràng của nấm Trichoderma trên một số cây trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Các nghiên cứu cho thấy nấm
Trichoderma có khả năng tiêu diệt nấm Furasium solani (gây bệnh thối rễ trên cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu) hay một số loại nấm gây bệnh khác như Sclerotium rolfsii, F.oxysporum, Rhizoctonia solani.
Bộ môn Vi sinh vật – Viện Thổ nhưỡng Nông hoá và phòng Di truyền và Công nghệ Vi sinh - Viện Di truyền Nông nghiệp đã phân lập được một số chủng vi khuẩn đối kháng có khả năng ức chế sinh trưởng và phát triển của R. solanacearum (5, 6).
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn