Sự cạnh tranh là kết quả của hai hay nhiều sinh vật cố gắng sử dụng nguồn thức ăn (carbon và nitrogen) hoặc nguồn khoáng giống nhau, chiếm lĩnh nơi sinh sống và nơi xâm nhiễm giống nhau. Những sinh vật ức chế được những sinh vật khác thì chúng sẽ sinh trưởng phát triển nhanh, sinh sản mạnh, hoặc chúng có khả năng giành được chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn. Pseudomonas fluorescens sinh ra siderophore, pseudobactin. Những chất này có khả năng lấy đi những chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật gây bệnh, ví dụ như Fusarium oxysporum sẽ lấy đi chất sắt. Siderophore là những hợp chất ngoại bào, có phân tử lượng thấp, có nguồn gốc từ vi khuẩn, có sức hút các chất sắt mạnh. Hậu bào tử của F. oxysporum đòi hỏi phải có nguồn sắt ngoại sinh để nảy mầm. Mặc dù, F. oxysporum cũng sản sinh ra Siderophore, nhưng
Siderophore của P. fluorescens liên kết với sắt tốt hơn. Nên P. fluorescens có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở điều kiện môi trường đất có hàm lượng sắt thấp, còn hậu bào tử của F. oxysporum sẽ rơi vào trạng thái nghỉ và không thể nảy mầm.
Kiểm soát sinh học bệnh thối rễ những cây họ Cà và những cây lá Kim là giống nhau, ví dụ như sử dụng sự cạnh tranh trong kiểm soát bệnh thực vật. Bệnh thối rễ những cây họ Cà là do nấm Heterobasidion annosum, nấm này có thể sống được nhiều năm trong gốc và thân những cây đã bị chặt, nó là nguyên nhân gây hại lớn trong việc quản lý và trồng rừng. Qua sự kiểm soát bệnh thối rễ
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ở những cây họ cà, người ta áp dụng để kiểm soát nấm H. annosum gây bệnh trên những cây lá Kim bằng cách tẩm các chủng nấm đối kháng Phlebia gigantea
vào những gốc cây mới bị chặt. Hệ sợi của Phlebia gigantea sẽ ngăn chặn H. annosum theo bản năng tự nhiên từ gốc cây đó, nó sẽ sử dụng như là nguồn thức ăn cơ bản thay cho việc tấn công vào các cây Thông non (pinus) (29).