1.2. Những vấn đề lý luận của pháp luật về chuyển nhượng quyền sử
1.2.4. Khái niệm và phân loại các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện
luật và bảo đảm thi hành pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất
1.2.4.1. Khái niệm tiêu chí hồn thiện pháp luật
Muốn xây dựng và hoàn thiện được hệ thống pháp luật có chất lượng, bảo đảm yêu cầu, mục tiêu, hiệu quả của hoạt động điều chỉnh pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập cần phải xây dựng được các tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện pháp luật. Có thể hiểu, tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện của pháp luật là những dấu hiệu, chuẩn mực, thước đo hay là “những tính chất, những dấu hiệu làm căn cứ để tiến hành hồn thiện pháp luật” [18, tr.62]. Tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện của pháp luật đóng vai trị như là công cụ để đánh giá chất lượng của hệ thống pháp luật, xác định mức độ hồn thiện của hệ thống pháp luật. Từ đó liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong mỗi giai đoạn cụ thể, xem xét một cách khách quan và rút ra những kết luận, làm sáng rõ những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống pháp luật [25]. Việc xây dựng các tiêu chí đó phải căn cứ vào bản chất, vai trị, mục đích điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội.
Khi đánh giá thực trạng pháp luật trong lĩnh vực này cần phải bảo đảm tính thống nhất trong đánh giá các nhóm quy phạm, bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật nguyên tắc chuyển nhượng SDĐ, chủ thể, đối tượng, điều kiện chuyển nhượng SDĐ cũng như các thỏa thuận trong các giao dịch về chuyển nhượng SDĐ và được xem xét đánh giá trong một tổng thể thống nhất, khơng tách rời từng tiêu chí; đồng thời, đánh giá cả nội dung điều chỉnh của pháp luật lẫn hình thức thể hiện của quy phạm pháp luật đó là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Chẳng
hạn, đánh giá nhóm quy phạm pháp luật xác định chủ thể tham gia quan hệ chuyển nhượng quyền SDĐ phải đánh giá những quy phạm pháp luật quy định về quyền, nghĩa vụ của chủ thể đã đầy đủ, thuận tiện, đơn giản cho các chủ thể thực hiện quyền của của mình chưa? có thống nhất, đồng bộ và phù hợp với các nhóm quy phạm khác khơng? Về mặt hình thức, quy phạm pháp luật đó được thể hiện dưới hình thức đạo luật hay văn bản dưới luật…
Từ những tiêu chí chung của hồn thiện hệ thống pháp luật, với cách tiếp cận khái niệm pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ và đề tài luận văn nghiên cứu từ thực tiễn của một địa phương nên bên cạnh những tiêu chí về hồn thiện pháp luật trong lĩnh vực này cần chú ý đến các tiêu chí về tổ chức thực hiện pháp luật. Do đó, có thể chia các tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ thành hai nhóm tiêu chí: Nhóm tiêu chí về hồn thiện pháp luật và nhóm tiêu chí bảo đảm thi hành pháp luật.
1.2.4.2. Phân loại các các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật và
bảo đảm thi hành pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thứ nhất, nhóm các tiêu chí về đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về
chuyển nhượng SDĐ:
- Pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ phải bảo đảm phù hợp với thực tế và có tính ổn định tương đối
Pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ là một bộ phận của hệ thống pháp luật, là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, phản ánh cơ sở hạ tầng; do vậy, pháp luật đó phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khơng thể “cao hơn” hay “thấp hơn” trình độ phát triển kinh tế. Về vấn đề này, trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, viết năm 1847, khi phê phán quan điểm duy tâm của Pơruđông, C.Mác cho rằng: “….trong bất cứ thời đại nào cũng vậy, chính là vua chúa phải phục tùng những điều kiện kinh tế, chứ không phải bao giờ vua chúa ra lệnh cho những điều kiện kinh tế được. Chẳng qua chế độ chính trị cũng như dân sự chỉ làm cái việc nói lên, ghi chép lại quyền lực của những quan hệ kinh tế mà thôi” [3, tr.93- 94]. Hệ thống pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ phải phù hợp với chích sách
phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của Đảng và Nhà nước trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN. Pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ phải được xây dựng phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các điều ước và thông lệ quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới. Pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ là những quy tắc xử sự, điều chỉnh quan hệ chuyển nhượng quyền SDĐ, hướng đến trật tự pháp luật do đó mà pháp luật phải có tính ổn định tương đối.
- Pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ phải bảo đảm tính tồn diện
Tính tồn diện của hệ thống được thể hiện ở hai cấp độ. Một là, ở cấp độ bao quát, pháp luật trong lĩnh vực này phải có đầy đủ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động quản lý hành chính. Hai là, ở cấp độ cụ thể, pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ phải có đầy đủ các quy định điều chỉnh quan hệ xã hội cụ thể phát sinh trong hoạt động chuyển nhượng quyền SDĐ. Tính tồn diện của hệ thống pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ “còn thể hiện ở việc ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết các văn bản luật, quy định pháp luật trong những trường hợp cần có sự quy định chi tiết, để khi văn bản pháp luật có hiệu lực thì nó cũng đã có đủ các điều kiện để có thể được tổ chức thực hiện ngay trên thực tế” [25]. Đây là tiêu chuẩn cơ bản thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ.
- Pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ phải bảo đảm tính thống nhất
Pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ không mâu thuẫn, chồng chéo, không triệt tiêu lẫn nhau, bảo đảm sự liên kết chặt chẽ, không tồn tại độc lập, riêng biệt mà được đặt trong một chỉnh thể, có sự ràng buộc với nhau và thống nhất với các nhóm quy phạm pháp luật về dân sự, kinh tế, đất đai và các nhóm quy phạm pháp luật có liên quan trong tồn bộ hệ thống pháp luật nói chung. Các quy định pháp luật về nguyên tắc, chủ thể, thỏa thuận hợp đồng chuyển nhượng quyền SDĐ, hình thức và hiệu lực hợp đồng, trình tự, thủ tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền SDĐ không mâu thuẫn với nhau và không chồng chéo với các quy định pháp luật có liên quan. Việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ phải tuân theo
đúng trình tự, thủ tục luật định, bảo đảm nguyên tắc pháp chế, trách cục bộ, địa phương, lợi ích nhóm, ngành.
- Pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ phải bảo đảm tính đồng bộ
Pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ gồm nhiều bộ phận, nhiều chế định pháp luật khác nhau nhưng chúng có liên quan, thống nhất với nhau và được đặt trong tổng thể của hệ thống pháp luật nói chung. Do vậy, yêu cầu của tính đồng bộ trong pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ là trên cơ sở sự đầy đủ của hệ thống pháp luật, hệ thống pháp luật này phải bảo đảm sự ăn khớp, nhất quán giữa các quy phạm pháp luật, loại bỏ sự chồng chéo trong hệ thống, tức là phải có sự thống nhất giữa các quy phạm, giữa các chế định pháp luật, tạo ra lôgic và nhất quán trong điều chỉnh pháp luật. Sự đồng bộ của pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ còn phải bảo đảm bởi sự đồng bộ giữa các văn bản pháp luật có liên quan đến pháp luật về dân sự, pháp luật kinh tế, pháp luật kinh doanh bất động sản, phù hợp và đồng bộ với hệ thống pháp luật nói chung.
- Pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ phải bảo đảm tính minh bạch và khả khi
Tính minh bạch của pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ thể hiện ở sự cơng khai, chính xác, có mục đích rõ ràng để thực hiện chức năng điều chỉnh pháp luật. Bên cạnh đó, các quy phạm pháp luật lĩnh vực này phải xác định cụ thể, rõ ràng quyền và nghĩa vụ của chủ thể, các điều kiện của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật cũng như trình tự, thủ tục, và các nghĩa vụ pháp lý của các bên đối với Nhà nước. Các quy định pháp luật phải phù hợp và phải bảo đảm dễ thực thi trong cuộc sống. Các văn bản pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ khi được cơ quan có thẩm quyền ban hành cần được cơng bố rộng rãi, phổ biến trên các phương tiện truyền thơng, trên báo chí, qua cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ phải dễ hiểu, dễ thực hiện.
- Pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ phải bảo đảm kỹ thuật lập pháp hiện đại
Pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ được thể bằng các VBQPPL. Đây là hình thức pháp luật tiến bộ nhất, thể hiện tập trung ý chí của nhân dân, được Quốc hội
và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự luật định, được thể hiện theo các cấp độ hiệu lực pháp lý từ cao đến thấp. Đó là Hiến pháp, luật và các VBQPPL. Pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ phải bảo đảm sự đầy đủ và toàn diện, được ghi nhận trong VBQPPL có giá trị hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp đến các đạo luật và các VBQPPL dưới luật. Thêm vào đó, các VBQPPL của pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ phải được ban hành theo kết cấu, bố cục chặt chẽ, hợp lý và theo thể thức pháp luật quy định. Pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ được xác định chặt chẽ về hình thức. Hoạt động xây dựng pháp luật phải tập hợp được trí tuệ của các chuyên gia am hiểu về lập pháp, các VBQPPL về chuyển nhượng quyền SDĐ phải được “ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định, có tên gọi phù hợp với nội dung thể hiện, có hình thức rõ ràng, có nội dung được kết cấu chặt chẽ, lơgíc” [25].
Thứ hai, nhóm các tiêu chí bảo đảm thi hành pháp luật về chuyển nhượng SDĐ: Một là, cần chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ
Pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ được coi là hồn thiện khơng chỉ được thể hiện ở nội dung các quy phạm phù hợp với đường lối của Đảng, với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, được pháp điển hóa thành các đạo luật có giá trị hiệu lực pháp lý cao mà quan trọng hơn các quy định pháp luật phải nhanh chóng đi vào trong cuộc sống, làm cho các chủ thể thực hiện pháp luật hiểu được nội dung của VBQPPL và thực hiện một cách nghiêm minh, tự giác. Muốn vậy, phải thường xuyên coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích hướng dẫn sử dụng pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ cho các chủ thể tham gia các giao dịch về chuyển nhượng quyền SDĐ. Nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ cần phải được thực hiện tự giác, với nhiều hình thức và phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả, sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Hai là, chú ý đến hoạt động hướng dẫn thi hành pháp luật.
Pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ được tổ chức thực hiện và có tính khả thi, đạt được mục đích điều chỉnh nếu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chú trọng
đến hoạt động hướng dẫn ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật sau khi có các đạo luật liên quan đến chuyển nhượng quyền SDĐ như Luật đai, Bộ luật dân sự, Luật kinh doanh bất động sản... Theo đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan như cơ quan tài ngun và mơi trường, Văn phịng đăng ký đất đai, UBND các cấp…cần phải kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn đầy đủ quy trình, thủ tục và giải thích cho các bên tham gia quan hệ pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ hiểu biết các quyền và nghĩa vụ của họ pháp luật để thực hiện.
Ba là, các yếu tố về phương diện bồi dưỡng nghiệp vụ để thực thi pháp luật về chuyển nhượng SDĐ
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về quyền SDĐ nói chung và giao dịch về chuyển nhượng quyền SDĐ nói riêng trong cơ chế thị trường hiện nay có xu hướng ngày càng phức tạp và đa dạng. Tính phức tạp của loại việc này biểu hiện ở sự gia tăng về số lượng, phạm vi chủ thể tham gia, mục đích và giá trị của giao dịch... Bởi vậy, thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai đòi hỏi các cán bộ, cơng chức phải bộ phải có nghiệp vụ chuyên sâu, nắm vững các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan. Bên cạnh việc am tường về pháp luật thì địi hỏi đội ngũ cán bộ, cơng chức phải thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, thái độ phục vụ tận tâm và phải phát huy, đề cao yếu tố nghề nghiệp để bảo đảm hoạt động áp dụng pháp luật có hiệu quả.