1.3. Các yếu tố ảnh hướng đến việc hoàn thiện pháp luật chuyển nhượng
1.3.2. Yếu tố kinh tế
Cơ chế kinh tế chi phối và quyết định đến nội dung của pháp luật về chuyển nhượng SDĐ. Bởi vì pháp luật là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội, phản ánh cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế. Những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, chính sách kinh tế đều tác động đến kiến trúc thượng tầng thể hiện ở hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về chuyển nhượng SDĐ. Qua các giai đoạn lịch sử khác nhau,
cơ cấu kinh tế khác nhau sẽ tác động đến cấu trúc và nội dung của hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật về đất đai và pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ.
Ở Việt Nam, giai đoạn trước năm 1986, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể về đất đai. Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp. Nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các quy luật kinh tế không được coi trọng và thực hiện. Theo đó, đất đai là tư liệu sản xuất nhưng quyền SDĐ không được trao cho người SDĐ. Người SDĐ khơng có quyền định đoạt đối với quyền SDĐ trên thửa đất được giao để sản xuất. Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã tác động và chi phối pháp luật về chuyển nhượng quyền SDĐ. Như vậy, cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp đã hạn chế, cản trở đến sự phát triển của pháp luật đất đai và pháp luật về chuyển nhượng SDĐ, chưa coi trọng lợi ích của người SDĐ và quan hệ chuyển nhượng quyền SDĐ giai đoạn này chỉ mang tính mệnh lệnh hành chính, người SDĐ chưa được bảo đảm thực hiện hết các quyền của mình.
Giai đoạn từ năm 1986 đến nay, Quyền SDĐ nhờ đó cũng trở thành “hàng hóa” được trao đổi trên thị trường. Pháp luật đã ghi nhận sâu rộng hơn về vai trò của chủ sở hữu là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức tư nhân trong nước và nước ngồi. Từ đó, quan hệ về chuyển nhượng quyền SDĐ đã phát triển năng động và hình thành thị trường bất động sản.