PHẦN 1 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY NGHIÊN CỨU
2.1. Phân tích mơi trường Tổng qt
2.1.2. Mơi trường chính trị pháp luật
Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng ngoại giao của chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về thuê mướn, thuế, cho vay, an toàn, vật giá, quảng cáo nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường,... Luật pháp đưa ra những quy định cho phép hoặc khơng cho phép, hoặc nhưng ràng buộc địi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ. Chính phủ là cơ quan giám sát, duy trì, thực hiện pháp luật và bảo vệ lợi ích quốc gia. Chính phủ có vai trị to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thơng qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, các chương trình chi tiêu của mình. Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp, chính phủ vừa đóng vai trị là người kiểm sốt, khuyến khích, tài trợ, quy định ngăn cấm, hạn chế, vừa đóng vai trị là khách hàng quan trọng đối với các doanh nghiệp, và sau cùng chính phủ cũng đóng vai trị là nhà cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp: cung cấp các thông tin vĩ mô, các dịch vụ cơng cộng khác. Xã hội cũng địi hỏi có các quy định nghiêm ngặt đảm bảo các sản phẩm tiêu dùng được sử dụng an tồn.
Có hệ thống chính trị ổn định
Sự ổn định chính trị tạo ra mơi trường thuận lợi và cũng là cơ hội đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một chính phủ mạnh và sẵn sàng đáp ứng những địi hỏi chính đáng của xã hội sẽ đem lại lòng tin và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong một xã hội ổn định về chính trị, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu các tài sản khác của họ, như vậy họ sẽ sẵn sàng đầu tư với số vốn nhiều hơn vào các dự án dài hạn. Chính sự can thiệp nhiều hay ít của chính phủ vào nền kinh tế đã tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn và
cơ hội kinh doanh khác nhau cho từng doanh nghiệp. Điều đó địi hỏi các doanh nghiệp cần sớm phát hiện ra nhưng cơ hội hoặc thách thức mới trong kinh doanh, từ đó điều chỉnh thích ứng các hoạt động nhằm tránh những đảo lộn lớn trong quá trình vận hành, duy trì và đạt được mục tiêu trong kinh doanh. Vấn đề then chốt là cần phải tuân thủ quy định có thể được ban hành. Đối với việc thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật kinh doanh nói riêng, sự tác động của ý thức pháp luật có thể được xem xét thông qua sự tác động của từng bộ phận cấu thành ý thức pháp luật là hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật. Vậy có hệ thống chính trị ổn định là cơ hội (O) để TGDĐ tiếp tục phát triển.
Chính sách nhà nước
Ngồi ra, các chính sách nhà nước cũng là một trong những tầm quan trọng đối với doanh nghiệp và nhân sự. Với các chính sách nhà nước hợp lý sẽ tạo điều kiện cho công ty thu hút được nhân lực giỏi từ nước ngoài, giữ chân người tài trong nước, ổn định việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Chính sách nhà nước được cho là có tầm ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp khác, cũng như nguồn nhân sự của TGDĐ là vì nhà nước tham gia các hoạt động hiệp hội thương mại quốc tế. Nên sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước và sẽ đưa ra các chính sách hỗ trợ để thuận lợi được những nguồn đầu tư như là giảm thuế thì dẫn đến các nhà cung cấp sẽ cung cấp các sản phẩm một cách rẻ hơn cho doanh nghiệp. Chính sách của nhà nước đưa ra cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp có một mơi trường cạnh tranh một cách cơng bằng. Chính sách nhà nước sẽ mang đến một cơ hội (O) lớn khơng chỉ đến cho doanh nghiệp mà cịn là một cơ hội để cho nguồn nhân lực có những điều kiện ổn định việc làm cuộc sống.
Quy định của pháp luật về lao động
Hệ tư tưởng pháp luật ở cấp độ cá nhân và nhóm được hiểu là những suy nghĩ, nhận thức, quan điểm… về pháp luật. Sự nhận thức này có thể ở nhiều cấp độ khác nhau, tương ứng với đó, ý thức thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật kinh doanh nói riêng cũng sẽ khác nhau. Vì hiện nay trong bộ luật lao động thì nhà nước ta đã đưa ra rất nhiều chính sách bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Và Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như
các cơng tác quản trị nhân sự thì đều phải chịu trách nhiệm và ràng buộc bởi yếu tố pháp luật và chính trị nên Doanh nghiệp ngày càng phải quan tâm đến quyền lợi của nhân viên. Quy định của pháp luật về lao động sẽ là thách thức (T) cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và tuân thủ đảm bảo quyền lợi cho nhân viên.
Tham gia nhiều hiệp định quốc tế
Với việc nhà nước tham gia nhiều hiệp định kinh tế quốc tế cũng là một cơ hội để các doanh nghiệp thu hút các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào cơng ty, học hỏi cơng nghệ, đồng thời cũng là cơ hội để thế giới di động mở rộng ra thị trường nước ngoài. Để mở rộng thị trường ra nước ngồi thì cơng ty cần đào tạo được nguồn nhân sự hiểu rõ về kinh tế của nước chuẩn bị đầu tư. Ngồi những cơ hội thì với sự gia nhập của cơng ty nước ngồi thì cơng ty cũng sẽ đối đầu với những thách thức ảnh hưởng đến thị phần, giảm doanh thu, giảm nhân sự và cũng có thể dẫn đến giảm hoặc đóng cửa cửa hàng. Việc nhà nước tham gia nhiều hiệp định quốc tế sẽ vừa là cơ hội(O) vừa là thách thức(T) cho doanh
nghiệp.