PHẦN 1 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY NGHIÊN CỨU
2.1. Phân tích mơi trường Tổng qt
2.1.5. Môi trường công nghệ
Bán hàng đa kênh- Omini-channel:
Bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, thay vì bán hàng trên một kênh truyền thống như trước đây, các doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh khác nhau để mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng. Khi hành vi mua sắm của người dùng dịch chuyển theo hướng tối thiểu hóa việc mua sắm tại các điểm bán hàng truyền thống, tăng tần suất giao dịch trực tuyến cũng chính là thời điểm các doanh nghiệp bán lẻ kiểm định lại sở thích và thói quen người tiêu dùng, từ đó cân nhắc chiến lược kênh bán hàng phù hợp. Mơ hình đa kênh (omnichannel) bao gồm các kênh
online (website, Facebook, Zalo…) và các kênh offline (trực tiếp tại các cửa hàng, đại lý…) được tích hợp đồng bộ vào một hệ thống, giúp thương hiệu tương tác với người tiêu dùng mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị cơng nghệ và nền tảng để hành trình mua sắm của người tiêu dùng không bị gián đoạn. Các nhà bán lẻ điện tử lớn đã mở rộng quy mô cửa hàng của họ ngay cả khi lo ngại thị trường đã phần nào bão hòa, đặc biệt là với các thiết bị di động. Công ty cổ phần Thế giới Di động vẫn duy trì vị trí dẫn đầu với 50% thị phần trong phân khúc điện thoại di động. Bán hàng đa kênh giúp nhân viên quản lý dữ liệu tập trung và hợp nhất số liệu, tìm kiếm được nguồn khách hàng nhanh chóng. Bên cạnh đó quản lý bán hàng một cách hữu hiệu nhất, cắt giảm nhân viên, giảm sức lực quản lý của nhân viên, tránh tình trạng thất thốt tiền của cửa hàng. Vậy bán hàng đa kênh- Omini-channel là một cơ hội (O) trong chiến lược nguồn nhân lực.
Trí tuệ nhân tạo AI:
Trong môi trường kinh doanh siêu kết nối ngày nay, các tổ chức buộc phải sử dụng các hệ thống, cơ chế và công cụ cho phép họ đạt được lợi thế cạnh tranh. Với nhiều ứng dụng đa dạng, trí tuệ nhân tạo (AI) được coi là đột phá và mang tính cách mạng vì nó cho phép mơ phỏng trí thơng minh của con người, thay thế con người trong các nhiệm vụ phức tạp. Các khía cạnh được nghiên cứu đến như xử lý ngơn ngữ tự nhiên, nhận dạng hình ảnh, điều khiển đối tượng... Bán lẻ là một trong những ngành có nhiều ứng dụng thành cơng của cơng nghệ AI và sẽ không ngừng phát triển. Cơ hội của Al sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tăng thanh doanh, tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó cũng có thách thức đối với Thegioididong: Địi hỏi nhân viên có trình độ về cơng nghệ; trình độ nhân viên Thegioididong và Việt Nam chưa phát triển bằng các nước đi đầu về công nghệ AI và thiếu phụ kiện cao cấp từ các nhà cung cấp của Mỹ, phương Tây. Vậy trí tuệ nhân tạo AI vừa là cơ hội (O), vừa là thách thức (T) đối với quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
Công nghệ Internet of Things (IoT - Internet vạn vật)
Cuối cùng, công nghệ Internet of Things (IoT - Internet vạn vật) là hệ sinh thái của các thiết bị được kết nối với nhau và có thể giao tiếp với nhau thơng qua Internet hay một hệ thống mạng
khơng có sự tham gia của con người. Khi nói về IoT, hầu hết mọi người chỉ nghĩ đến các ý tưởng thiết kế nhà thông minh và ơ tơ được kết nối. Tuy nhiên, có rất nhiều ứng dụng về IoT hơn thế nữa. Theo báo cáo của Global Market Insights, IoT trong phân khúc bán lẻ được kỳ vọng tăng trưởng 21% từ năm 2017 đến năm 2024. Chỉ riêng những năm gần đây đã chứng kiến các nhà bán lẻ áp dụng công nghệ thực tế tăng cường, thực tế ảo và phân tích dữ liệu để có được thơng tin chi tiết về người tiêu dùng và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực điện tốn đám mây, cơng nghệ ảo hóa, mạng máy tính và khoa học dữ liệu, IoT được chuẩn bị cho sự phát triển tiếp theo. Theo báo cáo của Verizon.com, 77% các nhà bán lẻ trên thị trường mong đợi IoT và các ứng dụng của nó sẽ cải thiện được trải nghiệm khách hàng của họ. Do đó, IoT đánh dấu cho tương lai của ngành bán lẻ. IoT sẽ tự động hố các quy trình và giảm chi phí lao động. Đó là thách thức (T) đối với nhân sự thegioididong.