Phân tích mơi trường ngành

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC NGUỒN NHÂN LỰC (Trang 30 - 34)

PHẦN 1 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY NGHIÊN CỨU

2.2. Phân tích mơi trường ngành

2.2.1 Phân tích ngành:

 Xu hướng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp:

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hơn 60% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ là những doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ; năng lực quản trị và khả năng cạnh tranh kém, có nhu cầu vốn lớn. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng liên kết với các đối tác cùng ngành nghề để tiếp cận nguồn vốn đầu tư, công nghệ quản lý tiên tiến từ các nước thuộc Liên minh châu Âu. Đây có thể là xu hướng sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới đây.

Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngồi có lợi thế về tài chính, hệ thống và kinh nghiệm thương trường nên dễ giành thị phần thông qua các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Mặc dù hoạt động mua bán - sáp nhập có thể sẽ giúp hai bên tham gia đều thu về lợi ích song lợi thế có thể sẽ nghiêng về các doanh nghiệp nước ngồi. Vì vậy đây là một thách thức(T) mà TGDĐ địi hỏi cần có đội ngũ nhân sự cấp trung và cấp cao có tầm nhìn và chiến lược phù hợp, để đào tạo và phát triển kỹ năng của nhân viên từ đó lấy cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Nếu như năm 2012 số lượng người Việt có thu nhập cao chỉ khoảng 7,4 triệu người thì năm 2020 tăng lên 10 triệu người. Người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu thể hiện bản thân và muốn sự khác biệt qua các sản phẩm được “cá nhân hóa” cho mình. Điều này địi hỏi các doanh nghiệp nói chung và Thế Giới Di Động nói riêng phải quan tâm nhiều hơn nữa trong việc nghiên cứu, phân tích yếu tố văn hóa - xã hội đặc biệt là yếu tố vai trò, địa vị người mua khi quyết định tung ra thị trường sản phẩm mới.

Theo thống kê tầng lớp trung lưu - nền tảng của tiêu dùng Việt đang tăng nhanh trong thời gian tới. Theo tính tốn đến năm 2030, 49% hộ gia đình sẽ có thu nhập khả dụng hàng năm từ 5.000 - 15.000 USD, tăng từ 33,8% so với năm 2018. Đây sẽ là cơ hội(O), đồng thời cũng là thách thức(T) cho hàng hóa “Made in Vietnam”, bởi khi xu hướng tiêu tiền của người Việt tăng, đồng nghĩa với họ địi hỏi được mua những hàng hóa có chất lượng, thẩm mỹ. Nếu doanh nghiệp Việt Nam khơng có những thay đổi phù hợp thì sẽ bị hàng ngoại lấn sân ngay trên sân nhà. Những phân tích này sẽ giúp các cơng ty Việt và TGDĐ có thể thích ứng với những thay đổi của thị trường và bắt kịp các xu hướng mới. Muốn bắt kịp xu hướng đó thì địi hỏi TGDĐ cần có đội ngũ nhân sự có trình độ ngoại ngữ tốt, có tầm nhìn chiến lược để đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một thay đổi.

 Rủi ro bão hòa ngành ở các thành phố lớn:

Theo thông tin từ các nhà bán lẻ, tại các thành phố lớn, thị trường điện máy đã bão hịa, khó phát triển. Do đó, các nhà bán lẻ đang tập trung khai thác ở các thành phố nhỏ và thị trường nông thôn bởi người tiêu dùng ở đây bắt đầu mua sắm thiết bị điện tử nhiều hơn trước. Dựa vào thực trạng như vậy TGDĐ cần có chiến lược mở rộng cửa hàng ở nơng thôn, tuyển thêm nhân sự hoặc thuyên chuyển nhân viên ở cửa hàng trên thành phố về nông thôn. Nhưng việc mở rộng các cửa hàng ở nông thôn gặp rất nhiều khó khăn về nguồn lao động. Đa số ở vùng nơng thơn nguồn lao động ít, nguồn lao động có trình độ ở các vùng nơng thơn có xu hướng tìm việc làm và phát triển bản thân ở các thành phố lớn. Vì vậy việc tìm kiếm nhân lực phù hợp là một vấn đề khó khăn. Đây là vừa là cơ hội(O), vừa là thách thức(T) đối với Thegioididong trong nhân sự.

2.2.2. Cạnh tranh ngành

 Đối thủ rời cuộc chơi

Viễn Thông A từng là tên tuổi lâu đời nhất trong số các chuỗi bán hàng công nghệ được biết đến hiện nay.

Tuy nhiên mới đây tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tuyên bố rút lui khỏi mảng bán lẻ, giải thể Vinpro, thì các cửa hàng Viễn Thơng A cũng đồng thời đóng cửa.

Kể từ đầu tháng 1/2020, các cửa hàng mang tên Viễn Thơng A đều đóng cửa. Bên trong khơng cịn quầy kệ trưng bày hàng, thay vào đó là nơi để xe máy cho nhân viên. Trên cửa kính, các dịng chữ "tạm nghỉ", "ngừng kinh doanh" được viết vội vàng.

Thành lập vào năm 1997, Viễn Thông A được biết đến như chuỗi khơi nguồn cho trào lưu chọn các vị trí đắc địa tại TP.HCM để dựng lên các siêu thị lớn. Kể từ khi thành lập đến nay Viễn Thơng A đã có gần 200 cửa hàng và 100 trung tâm bảo hành trên khắp Việt Nam. Trong vài năm qua, thị trường bán lẻ di động tại Việt Nam có dấu hiệu bão hồ. Cuộc đua mở shop, giành thị phần giữa các ông lớn, tiêu biểu là Thế Giới Di Động và FPT Shop dần đi đến hồi kết. Chiến thắng áp đảo thuộc về Thế Giới Di Động

Chuỗi cửa hàng Viễn Thông A được Vinpro mua lại tuy nhiên đã bị xóa sổ. Dẫn đến thị trường bán lẻ kinh doanh sản phẩm điện

thoại chỉ còn lại FPT Shop, Thế Giới Di Động và các nhà bán lẻ khác…

FPT chuyển dần qua mảng kinh doanh dược phẩm, không chú trọng vào FPT Shop để kiếm hướng đi mới sau khi thị trường điện thoại di động đã bão hòa. Là một cơ hội cho Thế Giới Di Động phát triển.

Cụ thể, những nhân sự cấp cao của FPT Shop không thấy được tiềm năng phát triển nếu ở lại công ty cũ thì họ sẽ đi sang cơng ty khác cũng lĩnh vực. Thế Giới Di Động sẽ thu hút được nhân sự giỏi của FPT Shop, Vinpro,... Ngoài ra việc đối thủ rời cuộc chơi là cơ hội (O) để Thế Giới Di Động có được lượng khách hàng của đối thủ, tìm thêm được nhiều khách hàng, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thêm thu nhập cho nhân viên.

 Cạnh tranh với các nhà bán lẻ truyền thống, nhỏ lẻ:

Thế Giới Di Động hiện đang chiếm tới 60% thị phần bán lẻ điện thoại di động, với quy mô cửa hàng lên đến 970 cửa hàng trải dài trên tồn quốc, năng lực tài chính của Thế Giới Di Động đủ mạnh để có thể tiếp tục kinh doanh sau đại dịch.

Đại dịch Covid 2 năm qua đã gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, khiến cho các cửa hàng khơng thiết yếu phải đóng cửa dẫn đến giảm doanh thu, từ đó có nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì phá sản. Những cửa hàng vẫn còn kinh doanh cho thấy họ vẫn có nguồn khách hàng để duy trì hoạt động, có một vị thế nhất định trong lịng khách hàng, có kinh nghiệm quản lý tốt, có cơ sở vật chất, có đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn.

Người tiêu dùng vẫn có xu hướng mua hàng tại các cửa hàng gần nhà vì thuận tiện về địa lý. Khơng ai mong muốn đi xa một khoảng cách để mua được một sản phẩm di động để rồi trong quá trình sử dụng xảy ra những sự cố ngoài ý muốn lại phải đi tiếp quãng đường lớn để bảo hành, sửa chữa. Cho nên, tính tiện lợi và thuận tiện sẽ được khách hàng ưu tiên hàng đầu khi mua sắm, điều đó giúp cho các cửa hàng ở mỗi khu dân cư có được số lượng khách hàng ổn định xung quanh các khu vực lân cận. Nên TGDĐ cần mở rộng cửa hàng để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng mới.

Vậy nên cạnh tranh với các nhà bán lẻ truyền thống là cơ hội (O) để Thế Giới Di Động mở rộng kinh doanh và phát triển chiếm thị phần.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC NGUỒN NHÂN LỰC (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w