Đánh giá khả năng dự phòng tái phát đột quỵ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị và dự phòng tái phát nhồi máu não của aspirin kết hợp cilostazol (Trang 123 - 125)

4 2 Đánh giá mức độ an toàn

425 Đánh giá khả năng dự phòng tái phát đột quỵ

Việc cá thể hóa điều trị và kết hợp điều trị đa phương thức là định hướng chính của dự phịng đột quỵ trong những năm gần đây Bệnh nhân có van tim nhân tạo chỉ phù hợp với thuốc chống đông kháng vitamin k, bệnh nhân rung nhĩ sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc chống đơng nếu có điểm CHA2DS2 –

VASc ≥ 2, ệnh nhân đột quỵ não nhỏ và cơn thiếu máu não cục ộ thoáng qua ưu tiên lựa chọn chống kết tập tiểu cầu kép Bệnh nhân có hẹp mạch cảnh ngồi sọ > 70% được khuyến cáo can thiệp bóc nội mạc mạch cảnh [80] hoặc đặt stent mạch cảnh Việc cá thể hóa và đưa ra chỉ định đúng giúp cho bệnh nhân đạt được hiệu quả dự phòng cao nhất Đối với các bệnh nhân đột quỵ có bằng chứng về XVĐM, việc sử dụng thêm cilostazol như một liệu pháp điều trị liên quan đến cơ chế bệnh sinh và gia tăng khả năng dự phòng khi phối hợp với aspirin

Trong nghiên cứu của chúng tơi, sau 6 tháng điều trị có 13 bệnh nhân tái phát đột quỵ (nh i máu não) với 4 trường hợp nh i máu não có triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng và 9 trường hợp nh i máu não không triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân được phát hiện có tái phát thơng qua chụp MRI, trong đó nhóm cilostazol 4,8% và nhóm aspirin 18,3% với p < 0,05 có ý nghĩa thống kê

Việc chụp lại MRI sọ não sau 6 tháng cho tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tơi có giá trị phát hiện tất cả các thể tái phát đột quỵ, đặc biệt là thể nh i máu thầm lặng Nh i máu não thầm lặng không gây ra các triệu chứng dễ nhận biết nhưng một cơn đột quỵ thầm lặng vẫn khiến bệnh nhân tăng nguy cơ ị thiếu máu não cục bộ thoáng qua, đột quỵ lớn và sa sút trí tuệ trong tương lai

Kết quả nghiên cứu của chúng tơi có tỷ lệ tái phát trong 6 tháng đầu tương tự như nghiên cứu của Lê Đình Tồn [26], tỷ lệ tái phát đột quỵ nh i máu não do xơ vữa động mạch trong sọ trong thời gian nghiên cứu là 23,37%, tỷ lệ tái phát cao nhất trong 6 tháng đầu sau đột quỵ (18,18%), năm đầu là 22,07%

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi c ng tương tự so với nghiên cứu

CATHARSIS [4], nghiên cứu tập trung vào các bệnh nhân có hẹp mạch nội sọ > 50% và so sánh giữa 2 nhóm sử dụng cilostazol kết hợp aspirin và nhóm sử dụng đơn thuần aspirin Nghiên cứu đã theo dõi trong 2 năm và có 4 ệnh nhân nh i máu não ở nhóm kết hợp thuốc Tuy nhiên, trong đó có 3 ệnh nhân nh i máu não ổ khuyết và chỉ có 1 bệnh nhân tắc mạch não do huyết khối Trong khi đó số bệnh nhân tái phát đột quỵ ở nhóm dùng aspirin là 8 bệnh nhân, 6 bệnh nhân đột quỵ não đều do tắc mạch do huyết khối và 2 bệnh nhân có chảy máu não Kết quả này cho thấy phối hợp cilostazol và aspirin làm giảm đáng kể tiến triển tắc mạch do nguyên nhân hẹp mạch nội sọ, đ ng thời khuyến cáo sử dụng cilostazol ưu tiên ở nhóm bệnh nhân đột quỵ có hẹp mạch não và yếu tố nguy cơ cao mảng xơ vữa

Thông qua nghiên cứu, chúng tôi ước đầu nhận thấy hiệu quả trong dự phịng đột quỵ ở nhóm ệnh nhân nguy cơ cao và có ằng chứng về XVĐM Tuy nhiên do cỡ mẫu còn nhỏ và thời gian theo dõi còn ngắn, cần thêm những nghiên cứu khác để khẳng định được hiệu quả trong khả năng dự phòng đột quỵ ở nhóm ệnh nhân này

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị và dự phòng tái phát nhồi máu não của aspirin kết hợp cilostazol (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w