31 Đánh giá sự thay đổi trên hẹp tắc mạch nội sọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị và dự phòng tái phát nhồi máu não của aspirin kết hợp cilostazol (Trang 125 - 127)

Để đánh giá sự tiến triển của hẹp tắc mạch nội sọ tại thời điểm 6 tháng so với thời điểm nhập viện ở cả 2 nhóm nghiên cứu, chúng tơi căn cứ vào sự cải thiện mức độ hẹp trên phim chụp cộng hưởng từ MRA TOF

Kết quả của nghiên cứu, trên tổng số 54 (48,1%) vị trí hẹp tắc của nhóm nghiên cứu, có 48,1% thối triển (giảm 1 độ hẹp), 38,9% không thay đổi và 13% hẹp tiến triển (tăng 1 độ hẹp)

Kết quả này c ng tương tự với kết quả nghiên cứu TOSS I (2005) của Kwon và cộng sự [28] thử nghiệm trên 135 bệnh nhân người Hàn Quốc hẹp mạch nội sọ có triệu chứng Trong nhóm cilostazol có 6,7% tiến triển hẹp động mạch trong sọ, 24,4% giảm hẹp; nhóm aspirin đơn thuần có 28,8% tiến triển hẹp và 15,4% giảm hẹp động mạch trong sọ, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,008 Nghiên cứu tiếp theo TOSS II [74], so sánh hiệu quả của liệu pháp kép trong điều trị bệnh nhân hẹp mạch nội sọ có triệu chứng Hẹp tiến triển xảy ra ở 20 bệnh nhân trong nhóm cilostazol phối hợp aspirin (9,3%) và 32 bệnh nhân ở nhóm aspirin phối hợp clopidogrel (15,5%), sự khác khơng có ý nghĩa thống kê (p = 0,092) Tuy nhiên sự thay đổi tổng thể ở nhóm hẹp là có ý nghĩa (ít tiến triển hơn và nhiều thối triển hơn) ở nhóm cilostazol (p = 0,049)

Còn theo nghiên cứu của Guo và cộng sự [132], trong nhóm điều trị cilostazol có 6,7% cải thiện mức độ hẹp và 3,3% tiến triển tăng mức độ hẹp, ở nhóm aspirin 10% giảm hẹp và 3,3% tăng mức độ hẹp, sự khác biệt giữa 2 nhóm khơng có ý nghĩa thống kê với p = 0,9

Một nghiên cứu tổng quan của Wen-hui-Zhang năm 2015 cho thấy cilostazol cho thấy tính hiệu quả và an tồn về mặt lâm sàng trong dừng tiến triển và thúc đẩy thoái triển của hẹp động mạch nội sọ có triệu chứng [133]

Hẹp động mạch trong sọ là nguy cơ cao đột quỵ nh i máu não, và là bệnh lý thường gặp ở đối tượng dân số châu Á [134] Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ năm 2021 c ng đã đưa ra khuyến cáo thêm cilostazol 200 mg/ngày dùng kết hợp aspirin hoặc clopidogrel ở bệnh nhân đột quỵ hoặc TIA có hẹp 50 – 99% một động mạch lớn trong sọ có thể làm giảm nguy cơ tái phát đột quỵ [80] Qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cilostazol một thuốc tác động lên nhiều cơ chế của xơ vữa động mạch cho thấy ước đầu có hiệu quả trong dự phịng tiến triển ở bệnh nhân hẹp mạch nội sọ có triệu chứng, cần thêm các nghiên cứu khác để khẳng định điều này

4 3 2 Đánh giá sự thay đổi trên hẹp tắc mạch ngồi sọ

Chúng tơi theo dõi trên 101 bệnh nhân tại thời điểm 6 tháng so sánh với tại thời điểm nhập viện về tình trạng hẹp tắc mạch có tiến triển hay không và theo chiều hướng nào Nếu tăng 1 độ hẹp sẽ là tình trạng bệnh tiến triển, ngược lại giảm 1 độ hẹp sẽ được tính là bệnh thối triển Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với động mạch cảnh bên phải, trong tổng số vị trí hẹp tắc là 33 có 15,2% hẹp thối triển, 51,5% khơng cải thiện là nhóm ổn định, 33,3% nhóm hẹp tiến triển; 5 bệnh nhân có giảm 1 độ hẹp nằm ở nhóm sử dụng cilostazol kết hợp aspirin Điều này cho thấy ở nhóm dùng chống kết tập tiểu cầu kép 100% tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng hẹp tắc mạch ổn định và thoái triển Trong khi ở nhóm aspirin tỷ lệ ổn định là 38,9% và tiến triển nặng lên 1 độ hẹp là 61,1%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Tỷ lệ này c ng tương tự khi so sánh với mạch cảnh bên trái khi nhóm cilostazol kết hợp aspirin có khả năng ổn định tình trạng hẹp là 53,8% và cải thiện tình trạng hẹp là 46,2% Trong khi ở nhóm aspirin có tới 40% tiến triển hẹp nặng lên trên tổng số 20 bệnh nhân hẹp mạch cảnh trái Như vậy, khả năng ổn định và thối triển hẹp mạch cảnh đoạn ngồi sọ trên nhóm cilostazol kết hợp aspirin được chứng minh là cao hơn so với sử dụng aspirin đơn thuần

Trong điều trị bệnh lý hẹp mạch cảnh, các hiệp hội đột quỵ trên thế giới đưa ra khuyến cáo mức độ I, bằng chứng A với chỉ định tái thơng mạch máu ở nhóm bệnh nhân đột quỵ có mức độ hẹp từ 70 – 99% bằng phương pháp phẫu thuật lấy nội mạc mạch cảnh Phương pháp điều trị này có thể làm giảm tỷ lệ tử vong và đột quỵ tái phát thêm 6% so với nhóm khơng tái thông mạch Với hẹp mạch não từ 50 - 69% chỉ định can thiệp này cần được cân nhắc và chỉ được khuyến cáo mức độ IIa, bằng chứng B Đối với chỉ định đặt stent mạch cảnh, do phải sử dụng điều trị chống kết tập tiểu cầu kéo dài kèm theo chi phí giá thành cao hơn nên chỉ được khuyến cao sau khi đã cân nhắc can thiệp lấy nội mạch mạch cảnh hoặc có chống chỉ định với phương pháp này [21] Tuy nhiên căn cứ vào thực tế triển khai kỹ thuật ở từng đơn vị khác nhau và dựa trên cá thể hóa bệnh nhân mà có thể đưa ra quyết định điều trị khác nhau Trong nghiên cứu của chúng tơi, có 6 bệnh nhân có hẹp nặng động mạch ngoài sọ từ 70 – 99%, tuy nhiên tại thời điểm thực hiện nghiên cứu, việc triển khai các biện pháp can thiệp tái thơng mạch cảnh cịn nhiều hạn chế và chưa phổ biến nên chỉ định điều trị nội khoa được quyết định trên nhóm bệnh nhân này Trên thực tế trong số 4 bệnh nhân nh i máu não tái phát thì có 3 ệnh nhân có mức độ hẹp < 50% và 1 bệnh nhân hẹp vừa từ 50 - 69% Có 6 bệnh nhân hẹp mạch cảnh nặng khơng thấy tái phát đột quỵ trong 6 tháng theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị và dự phòng tái phát nhồi máu não của aspirin kết hợp cilostazol (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w