Nguồn từ Sennerby (2012) [26]
Ổn định sơ khởi
Ổn định sơ khởi là sự ổn định của implant ngay sau khi cấy ghép, bắt nguồn từ ma sát cơ học giữa các ren implant với xương xung quanh; nên bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt xương và sự suy yếu tiếp xúc xương-implant trong q trình tu sửa xương.
Có nhiều phương pháp đo lường sự ổn định implant, trong đó có 2 phương pháp thường được sử dụng là đo lực khi cài đặt implant và đo bằng phân tích tần số cộng hưởng RFA (Resonance Frequency Analysis).
Lực cài đặt là lực mơmen vặn, được ghi lại trong q trình cài đặt trụ implant vào vị trí lỗ khoan xương, đo bằng máy hoặc dụng cụ cầm tay, đơn vị là N.cm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với lực cài đặt nằm trong khoảng 35- 45 N.cm, implant có thể tải lực tức thì [27], [28].
Kỹ thuật phân tích cộng hưởng RFA đo sự ổn định của implant qua chỉ số ISQ (Implant Stability Quotient), thang điểm từ 1 đến 100. ISQ < 45 biểu hiện tích hợp xương thất bại, trong khi chỉ số ISQ 60-70 cho thấy tích hợp xương thành cơng. RFA được chứng minh là phép đo định lượng, xác định được những thay đổi về độ ổn định implant theo thời gian [29].
Ổn định sinh học
Quá trình lành thương là sự thay thế dần sự ổn định sơ khởi bằng sự ổn định sinh học của tích hợp xương. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự ổn định sinh học là sự ổn định sơ khởi, quá trình tu sửa xương, tiếp xúc xương- implant và đặc điểm bề mặt implant.
Đánh giá sự thay đổi ổn định implant, tác giả Han báo cáo chỉ số ISQ suy giảm trong vịng 3 tuần đầu sau khi đặt implant, sau đó ISQ trở lại giá trị ban đầu sau khoảng 8 tuần [30].
1.1.6. Đặc điểm implantCấu tạo implant Cấu tạo implant