Quá trình phát triển kỹ thuật cấy ghép nha khoa, implant có nhiều hình dạng khác nhau. Hiện nay, implant phổ biến trong nha khoa là loại implant trong xương dạng chân răng gồm trụ implant, trụ phục hình và chụp răng.
Trụ implant còn gọi là Fixture, thân implant hay gọi chung là implant; là phần được đặt vào trong xương, sau khi tích hợp với xương, nó có vai trị như một chân răng. Trụ implant gồm ba phần là cổ, thân và phần chóp. Phần cổ implant là phần nằm ở mào xương, kết nối với trụ phục hình (abutment) thơng qua một vít liên kết (abutment screw) và hệ thống kết nối implant - abutment. Phần thân implant dạng trụ thn có ren. Ren có vai trị quan trọng với các ưu điểm như làm tăng diện tích bề mặt implant, tạo các vùng lưu giữ, dễ đạt độ vững ổn ban đầu, giúp truyền tải lực chức năng và thuận lợi trong thao tác cài đặt implant. Thân implant khác nhau về hình thể ren, dạng ren và độ sâu của ren. Phần chóp implant hiện nay thường có dạng thn có rãnh, khấc hoặc lỗ để tăng diện tiếp xúc và chống implant xoay trong xương.
Đặc tính bề mặt implant ảnh hưởng đến đáp ứng mô của cơ thể như sự thấm ướt dịch, hấp thu huyết thanh và khoáng chất trong sự di chuyển và bám dính tế bào vào bề mặt implant. Bề mặt implant được phân loại theo giá trị độ nhám Sa (chiều cao trung bình từ đỉnh đến đáy của các lỗ trên bề mặt implant) gồm bề mặt nhẵn (Sa < 0,2 µm) và bề mặt nhám (Sa > 0,2 µm). Bề mặt nhám có nhiều thuận lợi như gia tăng đáp ứng của tế bào, thâm nhập mơ khống hóa, phân phối ngẫu lực và sự lưu giữ tốt hơn. Tuy nhiên, bề mặt nhám lại dễ tích tụ mảng bám gây tình trạng viêm niêm mạc quanh implant, viêm quanh implant.
Hiện nay, implant nha khoa thế hệ mới có thay đổi lớn về tính chất bề mặt nhằm đạt được phản ứng sinh học ở bề mặt implant hiệu quả hơn. Các thế hệ implant cải tiến hiện nay như implant chức năng (SLActive) có bề mặt được xử lý bằng thổi cát với xói mịn bằng axit và tạo một bề mặt
hoạt động hóa học. Với cách xử lý bề mặt của implant SLActive, tạo ra một bề mặt thấm nước và hoạt động hóa học liên tục, nên dịch cơ thể có thể di chuyển vào các hốc sâu của bề mặt implant, do đó thúc đẩy q trình tích hợp xương nhanh hơn.
Trụ phục hình là phần kết nối trên implant thơng qua vít liên kết để lưu giữ một phục hình hay khung sườn phục hình. Có ba loại trụ phục hình chính gồm trụ cho phục hình bắt vít, phục hình gắn xi măng và kết nối với hàm phủ. Theo phương pháp chế tác, trụ phục hình chia thành trụ chế tạo sẵn và trụ cá nhân.
Trụ chế tạo sẵn được nhà sản xuất làm sẵn, có nhiều kích thước khác nhau để lựa chọn. Tuy nhiên, khó phù hợp cho mọi tình huống lâm sàng, nhất là ở vùng thẩm mỹ. Trong những trường hợp vậy, trụ cá nhân được thiết kế và chế tác phù hợp cho từng tình huống trên bệnh nhân. Hai phương pháp thường được sử dụng để thực hiện trụ cá nhân là phương pháp đúc hoặc hỗ trợ của máy tính [31].
Trụ lành thương (healing abutment) là nắp đậy phía trên trụ implant, nối thơng ra mơi trường miệng, có tác dụng hỗ trợ lành thương mô mềm.
Đặc điểm implant ảnh hưởng tới cấy ghép tức thì
Nghiên cứu của McAllister cho thấy IP thành cơng cao với dạng implant thn, vì tạo độ ổn định sơ khởi cao và phần chóp implant nhỏ dẫn đến ít có khả năng gây thủng các thành xương [32]. Implant bề mặt nhám với cổ micro ren dẫn đến mất mào xương ít hơn so với implant có phần cổ khơng micro ren [33]. Khi đánh giá kết nối implant-abutment trong IP, các nghiên cứu đã chỉ ra kết nối bên trong với chuyển bệ (platform switching) có tỷ lệ thành cơng cao và lành thương nhanh hơn [34]. Schnitman báo cáo trong IP, chiều dài implant lớn hơn 10 mm mang lại tỷ lệ thành công cao hơn. Tuy nhiên, chiều dài implant có liên quan trực tiếp đến MĐX. Khi MĐX tốt (D1, D2), chiều dài implant không
quá quan trọng. Khi MĐX kém (D3, D4), thì implant cần phải dài hơn để tăng sự ổn định implant [35].
Canevas so sánh implant có đường kính bằng kích thước ổ răng cho thấy tiêu xương dọc là 2,7 mm, trong khi implant đường kính hẹp hơn có tiêu dọc là 1,5 mm [36]. Các tác giả khác cũng đồng ý rằng sử dụng các implant rộng để implant tiếp xúc với thành ngoài XOR sẽ làm tăng tiêu xương dọc. Vì vậy, đề nghị sử dụng implant có đường kính nhỏ trong IP [37], [38].
1.2. Cơ chế tích hợp xƣơng trong cấy ghép tức thì
1.2.1. Sự thay đổi kích thước ổ răng sau nhổ
Sau khi nhổ răng, XOR có sự thay đổi kích thước cả bên trong lẫn bên ngoài, diễn ra qua các giai đoạn. Giai đoạn viêm bắt đầu bằng sự hình thành cục máu đơng ngay sau nhổ răng. Các tế bào viêm di chuyển đến làm sạch ổ huyệt răng. Sau 4-5 ngày các tế bào viêm, mầm mạch máu và nguyên bào sợi chưa trưởng thành tạo thành mô hạt giàu sợi collagen [39].
Giai đoạn tăng sinh có sự xuất hiện q trình vơi hóa dạng xương, bắt đầu ở đáy và xung quanh huyệt ổ răng. Chất nền xương xuất hiện rất sớm vào tuần thứ 2 của quá trình lành thương; xương được làm đầy ổ răng từ tuần thứ 5-10 và hồn thành sau 16 tuần. Khép kín biểu mơ hồn chỉnh ổ răng sau 4-5 tuần.
Giai đoạn sửa chữa và tu sửa xương được đặc trưng bởi sự thay đổi về hình dạng và cấu trúc của xương. Q trình lành thương sau nhổ răng có sự tiêu xương. Khi khơng bảo tồn bờ sống hàm, tiêu xương trung bình 1-2 mm theo chiều dọc và 4-5 mm theo chiều ngang [39].
Trong khi mào xương thành trong ít thay đổi thì mào xương thành ngồi XOR tiêu vài mm về phía chóp. Có 2 lí do làm cho xương thành ngoài mất nhiều hơn thành trong. Thứ nhất, trước khi nhổ răng, 1-2 mm mép mào
xương thành ngoài là xương bó. Chỉ một phần nhỏ mào xương thành trong có xương bó, mà xương bó là mơ phụ thuộc vào răng, sẽ mất đi khi nhổ răng và mào xương thành ngoài sẽ mất nhiều xương hơn. Thứ hai, thành trong XOR dày hơn thành ngồi, nên sẽ ít tiêu hơn khi lật vạt tồn bộ [39].