Đặc điểm của môn học và những phương pháp giảng dạy đặc trưng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy và học môn học lắp đặt đường dây tải điện trên không điện áp đến 35kv tại trường cao đẳng nghề điện (Trang 46 - 51)

2.3. Thực trạng giảng dạy môn học Lắp đặt đường dây tải điện trên không, điện

2.3.2. Đặc điểm của môn học và những phương pháp giảng dạy đặc trưng

2.3.2.1. Đặc điểm của mơn học

- Tính cụ thể và tính trừu tượng

+ Tính cụ thể: Nội dung môn học phản ánh những đối tượng cụ thể là những thiết bị sử dụng trong quá trình hành nghề như: dây đeo an toàn, guốc trèo, dụng cụ giác móng, tời, chạc, ty pho, cọc hãm... hay các đối tượng kỹ thuật của nghề như: cột, móng cột, lèo, chống sét, tiếp địa, dây dẫn... Các quy trình kỹ thuật, các thao tác cụ thể như: lắp đặt, đọc bản vẽ, thi công... Với những đối tượng cụ thể này, người học có thể tri giác trực tiếp ngay trên đối tượng nghiên cứu thông qua các phương tiện trực quan hoặc thao tác mẫu của GV và đặc biệt là trong quá trình thực hành của HS-SV khi trực tiếp tác động vào các vật phẩm kỹ thuật.

+ Tính trừu tượng: Đó là những hệ thống khái niệm, nguyên lý kỹ thuật rất trừu tượng, các dạng sai hỏng, tai nạn nghề nghiệp mà người học khó trực tiếp tri giác được.

- Tính tổng hợp và tích hợp: Mơn học được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc

kỹ thuật tổng hợp, ứng dụng những kiến thức thuộc các môn khoa học khác nhau

Mức độ Đối tượng

36

như toán học, vật lý... để phản ánh những đối tượng kỹ thuật như lực tác động lên móng cột, cột, dây dẫn để đảm bảo an toàn trong vận hành, nguyên lý bảo vệ chống sét, dẫn sét...

- Tính thực tiễn: Tri thức ngành điện là một kho tàng tích lũy những giá trị

thực tiễn mà con người đã không ngừng nghiên cứu và phát triển từ lâu đời, vì vậy nó mang tính thực tiễn rất cao. Sự ra đời máy móc, thiết bị hay công nghệ mới của chuyên ngành điện đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Với các đặc điểm về nội dung của môn học Lắp đặt đường dây tải điện trên

không, điện áp đến 35kV như trên thì nguyên tắc dạy học phải đảm bảo tính khoa

học và phù hợp với trình độ của người học, tính hệ thống và định hướng vận dụng nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp và tích hợp.

2.3.2.2. Các phương pháp giảng dạy đặc trưng

Phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thuyết trình… là những phương pháp được các GV áp dụng giảng dạy hiện nay, tuy nhiên do trình độ của các GV cịn hạn chế kết hợp với việc ngại tìm hiểu nên chất lượng giảng dạy chưa cao.

Về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học với các mức độ: thường xuyên (TX), ít khi, khơng bao giờ. Kết quả điều tra như sau:

Bảng 2.6: Mức độ sử dụng phương pháp dạy học

TT Phương pháp TX

(%)

Ít khi (%)

Khơng bao giờ (%) PP1 Phương pháp trực quan 50 30 20 PP2 Phương pháp đàm thoại gợi mở 60 30 10 PP3 Phương pháp thuyết trình 60 40 0

PP4 Dạy học nêu vấn đề 30 50 20

37 0 10 20 30 40 50 60 70 PP1 PP2 PP3 PP4 PP5 Thường xuyên Ít khi Khơng bao giờ

Nhận thấy GV của trường thường sử dụng phương pháp dạy học thuyết trình và phương pháp đàm thoại gợi mở, dạy học nêu vấn đề là chính. Trong đó phương pháp đàm thoại chỉ dừng lại ở việc trao đổi giữa GV và SV trong q trình kiểm tra bài cũ, cịn phương pháp thuyết trình được dùng chủ yếu. Phương pháp trực quan với những mơ hình, vật thật được sử dụng hạn chế, mang lại hiệu quả chưa cao. Phương pháp dạy học mới hầu như không được áp dụng như phương pháp mô phỏng hay kỹ thuật công não… là các phương pháp kích thích khả năng tư duy, tự giác và hứng thú của SV lại không được áp dụng.

Phương tiện dạy học cũng góp phần khơng nhỏ vào việc thành công của bài giảng. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy mức độ sử dụng các phương tiện dạy học như bảng sau:

Bảng 2.7: Mức độ sử dụng phương tiện dạy học

Phương tiện Phấn bảng (%) Folie (%) Film,video (%) Computer (%) Nguyên hình (%) Rất TX 80 0 0 0 10 TX 20 0 0 0 10 Ít khi 0 0 10 10 20

Khơng hồn tồn 0 100 90 90 60

Hình 2.5: Mức độ sử dụng phương pháp dạy học

Mức độ thường xuyên

38 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Phấn bảng Folie Phim, video Computer Nguyên hình

Rất TX TX Ít khi Khơng hồn tồn

Như vậy, việc sử dụng phương tiện dạy học của GV chủ yếu là phấn bảng, nguyên hình vật thật. Đây là phương tiện dạy học sử dụng chủ yếu cho phương pháp dạy học truyền thống. Tình trạng học chay, dạy chay thường xuyên diễn ra. Phịng thí nghiệm phục vụ cho giảng dạy còn thiếu nhiều về trang thiết bị, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của dạy và học. Các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính hầu như khơng được sử dụng. Các phần mềm phục vụ cho dạy học chưa được đưa vào giảng dạy, gây khó khăn cho học viên trong quá trình nhận thức. Dẫn đến hiệu quả ĐT, học tập chưa được nâng cao mặc dù điều kiện cơ sở vật chất là tốt. Phương pháp dạy học chưa thực sự đổi mới, các phương tiện dạy học hiện đại chưa được đưa vào hỗ trợ cho việc giảng dạy.

2.3.2.3. Cơ sở vật chất

Trong những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị, đến nay nhà trường đã có một hệ thống các trang thiết bị hiện đại và nhà xưởng đáp ứng yêu cầu ĐT công nhân kỹ thuật bậc 3/7 và bồi dưỡng nâng bậc thợ cho các đơn vị trong ngành, đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng ĐT, cải tiến phương pháp giảng dạy.

Hiện tại, nhà trường có 6 phịng thực hành chuyên mơn với diện tích 450 m2 gồm máy chiếu, máy tính có kết nối Internet; các đồ dùng, dụng cụ chuyên môn lắp

%

Mức độ thường xuyên

39

đặt, thi cơng đường dây rất thích hợp cho việc dạy học bằng các phần mềm ứng dụng cho các môn học, Môn học nhất là Sử dụng thiết bị đo lường điện, Lắp đặt đường dây tải điện trên không, điện áp đến 35kV, Quản lý vận hành trạm biến áp 110kV, Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phân phối điện…, có bãi thực tập thực hành rộng với diện tích 1000 m2 với đầy đủ các điều kiện về vật chất và phương tiện cho thực tập thực hành nghề. Nhà trường cũng đang chuẩn bị xây dựng các phịng học chun mơn có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết (máy chiếu, máy tính, các mơ hình học cụ, các thiết bị là các máy móc, dụng cụ đo lường ... và các trang thiết bị cần thiết khác) cho các môn học như: Lắp đặt đường dây tải điện trên không, điện áp đến 35kV; Máy điện; Bảo vệ quá điện áp; Quản lý vận hành hệ thống phân phối... Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình biên soạn bài giảng điện tử cũng như giảng dạy bằng các phương pháp dạy học hiện đại.

Như vậy nhiệm vụ của GV là vận dụng phương pháp dạy học sao cho hiệu quả hơn, tận dụng được tối đa cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường.

2.3.2.4. Thực trạng về thái độ của sinh viên

Môn học “Lắp đặt đường dây tải điện trên không, điện áp đến 35kV” đã được đưa vào giảng dạy rất sớm tại trường CĐ nghề Điện. Là môn học cơ bản của ngành điện nên môn học này được lãnh đạo nhà trường, GV quan tâm đổi mới về nội dung, phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với mục đích ĐT chung của trường và ngành điện. Để khảo sát thực trạng về nhận thức, thái độ của SV đối với môn học tác giả tiến hành điều tra trên đối tượng SV năm thứ 3 hệ CĐ nghề thuộc chuyên ngành điện sau khi đã thực tập tốt nghiệp tại các điện lực trở về ôn thi tốt nghiệp.

Khi được hỏi về mức độ hứng thú với mơn học của SV thì kết quả như sau:

Bảng 2.8: Mức độ hứng thú với môn học của SV

Mức độ hứng thú Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Khơng hứng thú

40 35 46 12 7 Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Khơng hứng thú

Từ biểu đồ ta nhận thấy số SV không hứng thú với môn học là rất cao.

Đánh giá quá trình nhận thức bài học của SV với mơn học qua điều tra, kết quả thu được:

- Mức độ nội dung kiến thức lĩnh hội được qua bài giảng (tính theo phiếu điều tra tại một bài giảng bất kỳ):

Mức độ Trên 50% Dưới 50%

Phần trăm (%) 67 33

Như vậy tỉ lệ SV chưa hiểu bài còn khá cao.

- Khi được hỏi về thái độ tham gia vào xây dựng bài giảng của SV thì kết quả như sau:

Bảng 2.9: Thái độ tham gia vào việc xây dựng bài giảng với môn học của SV

Thái độ Nhiệt tình Bình thường Khơng nhiệt tình

Phần trăm (%) 13 34 53

Từ bảng trên ta nhận thấy số SV tham gia vào quá trình xây dựng bài còn chưa cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy và học môn học lắp đặt đường dây tải điện trên không điện áp đến 35kv tại trường cao đẳng nghề điện (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)