Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy và học môn học lắp đặt đường dây tải điện trên không điện áp đến 35kv tại trường cao đẳng nghề điện (Trang 56 - 59)

3.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn học: Lắp đặt đường dây

3.2.1. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

3.2.1.1. Mục đích biện pháp

Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với nội dung mơn học nhằm khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, có kết hợp với

46

các trang thiết bị dạy học hiện đại, đặt trọng tâm vào việc rèn luyện các kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho học sinh. Các phương pháp giảng dạy cần phải thường xuyên đưa học sinh vào trạng thái có vấn đề, sau đó để tự học sinh tìm hiểu phương án giải quyết, thực hành, trình bày và thảo luận trước lớp, sau đó GV đánh giá. Đây là một cách có hiệu quả trong việc khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh.

Trong các giờ dạy lý thuyết, thực hành, các GV cần nghiên cứu và áp dụng nhiều hơn nữa phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp này phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, tăng khả năng ghi nhớ kiến thức, khắc sâu các kỹ năng thực hành; đồng thời phương pháp này tăng thêm hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, phương pháp này cịn góp phần học sinh phát triển các kỹ năng giao tiếp. Mặt khác, GV chia nhỏ lớp cho các em thực hành sẽ tăng được thời gian sử dụng thiết bị và giảm bớt chi phí cho việc đầu tư thêm thiết bị.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Phương pháp dạy học: Thay đổi phương pháp dạy học sao cho phù hợp với nội dung và thời gian dạy học. Ví dụ, đối với các bài học an tồn trong thi cơng lắp đặt đường dây, phân tích bản vẽ, nhận vật tư theo thiết kế, thi cơng móng cột điện, lắp đặt tụ bù cao áp khơng có phần thực hành, chỉ dạy lý thuyết trên cơ sở giới thiệu qua về nhiệm vụ, quy trình thực hiện và một số thiết bị đặc trưng, sau đó cho học sinh ngồi đọc tài liệu, giáo trình và u cầu học thuộc lịng (do khơng có thiết bị và nội dung thực hành). Vì vậy, GV giảng dạy đòi hỏi phải thay đổi phương pháp sao cho khơng lãng phí thời gian học tập của học sinh.

Phần rải dây dẫn điện, căng dây lấy độ võng, lắp đặt xà, sứ cách điện, lắp đặt dây néo, lắp đặt chống sét cho đường dây được ứng dụng nhiều trong thực tế khi thi công bất kể tuyến đường dây trên khơng nào nên GV có thể đưa ra bài tốn cụ thể trên thực tế để học sinh giải quyết, từ đó hình thành kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.

Hình thức tổ chức dạy học: GV chia nhỏ lớp học cũng chính là phân theo

47

căng dây lấy độ võng, cố định dây dẫn trên sứ đứng tại vị trí cột trung gian, lắp đặt chống sét,... do những bài học này khơng có nhiều vị trí để thực hành, các thiết bị sử dụng trong thực hành còn hạn chế (như tời kéo dây chỉ có 1 bộ, tó 3 chân có 1 bộ, vị trí thực hành cột đầu, cuối có 2 vị trí, cột trung gian có 2 vị trí...)

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Đối với nội dung bài học khơng có thiết bị cụ thể như đã nói ở trên thì tác giả đề xuất phương pháp giảng dạy như sau:

- Phương pháp 1: GV chia nhóm học sinh và giao cho các nhóm tìm hiểu về các thiết bị khác nhau. GV hướng dẫn các em tìm hiểu thiết bị thơng qua tài liệu có sẵn trong thư viện, tìm trên mạng internet.... Sau đó các nhóm học sinh viết báo cáo và trình bày báo cáo đó trước lớp.

+ Nội dung của mỗi báo cáo bao gồm các phần chính như: Cấu tạo của thiết bị, có bao nhiêu loại trên thực tế, cách sử dụng thiết bị. Ngồi nội dung chính trình bày trong báo cáo các nhóm học sinh có thể đưa thêm các thông tin khác như giá thành, các biện pháp an toàn khi sử dụng thiết bị....

+ GV sẽ tổng kết các báo cáo và đưa ra nhận xét chung có bổ sung các thơng tin cịn thiếu.

Cách học như trên sẽ giúp cho học sinh tích cực trong suốt quá trình học tập, buộc học sinh nào cũng phải tham gia vào quá trình học mới được đánh giá. Mặt khác, GV thông qua các bản báo cáo của học sinh sẽ có thêm tư liệu giảng dạy.

- Phương pháp 2: Do trường Cao đẳng nghề Điện có liên kết chặt chẽ với các thành viên trong Tập đồn điện lực nên GV có thể đề xuất việc cho học sinh đi thực tế để tìm hiểu thiết bị hoặc GV có thể quay video, chụp hình ảnh về các thiết bị để làm tư liệu giảng dạy cho học sinh.

Đối với những nội dung có thiết bị thực hành nhưng cịn hạn chế thì tác giả đề xuất phương pháp giảng dạy như sau:

Chia nhỏ lớp sau đó cho thực hành theo các “kíp” ln phiên nhau.

- Hình thức tổ chức dạy học: Chia nhỏ lớp, dạy học theo phiếu hướng dẫn thao

tác. Do thiết bị còn thiếu nên việc chia nhỏ lớp sẽ tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội tiếp xúc nhiều với thiết bị.

48

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy và học môn học lắp đặt đường dây tải điện trên không điện áp đến 35kv tại trường cao đẳng nghề điện (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)