3.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn học: Lắp đặt đường dây
3.2.7. Xây dựng môi trường làm việc sáng tạo và tích cực cho giáo viên
3.2.7.1. Mục đích biện pháp
Bầu khơng khí tập thể là chỉ trạng thái tinh thần của một tập thể. Nếu bầu khơng khí đó tốt thì mọi người làm việc và tiếp xúc với nhau vui vẻ, có sự hiểu biết lẫn nhau và tất cả mọi người đều có ý thức tự giác làm việc cao. Ngược lại, nếu bầu khơng khí tập thể tiêu cực có thể dẫn đến xung đột sẽ làm giảm sức lao động của tập thể, thái độ làm việc của mọi người sẽ người sẽ làm việc dè dặt cầm chừng, đặc biệt GV sẽ thiếu tinh thần sáng tạo, năng động trong công việc.
3.2.7.2. Nội dung biện pháp
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học quản lý, bầu khơng khí tích cực sẽ làm tăng năng suất lao động 20 % và ngược lại làm giảm 20 % năng suất lao động do thiếu tinh thần hợp tác, tự giác vì chỉ lo đối phó lẫn nhau.
Vì vậy người quản lý phải nắm chắc dấu hiệu để xem xét tính chất của bầu khơng khí tập thể của đơn vị mình phụ trách người quản lí cần chú ý đến những vấn đề sau: - Thống nhất các kế hoạch và biện pháp, phân cơng hợp tình hợp lý, đãi ngộ công bằng, giải quyết tốt các dư luận, gương mẫu và phát huy vai trò đúng mức của các tổ chức đoàn thể.
- Cần chú ý hồn thiện phong cách lãnh đạo của mình, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến bầu khơng khí tập thể. Mỗi phong cách lãnh đạo đều có ưu, nhược điểm riềng của nó. Nếu như mặt trái của nguyên tắc là máy móc, rập khn cứng nhắc thì mặt trái của độc đốn là áp đặt, thiếu bình đẳng, cịn mặt trái của của tự do là sự tuỳ tiện và mặt trái của dân chủ là dễ bị lôi kéo, lạm dụng.
3.2.7.3. Cách thực hiện biện pháp
- GV lên lớp cần thực hiện và tiếp tục phát huy theo nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Người GV hiện nay về mặt pháp lí hồn tồn quyết
70
định mọi vấn đề nhưng trên thực tế những người có kinh nghiệm bao giờ cũng cố gắng tham khảo thêm ý kiến của các bạn bè đồng nghiệp và khéo léo chuyển hoá các ý định ban đầu của mình thành chủ trương chung của tập thể, của lớp học.
- Giáo dục tư tưởng đạo đức cho HS-SV để họ nhận thấy được vai trò của bản than trong lớp học, từ đó có ý thức, trách nhiệm đối với bản thân và tập thể, xây dựng môi trường học tập tích cực.