Đánh giá chung về chất lượng dạy học môn Lắp đặt đường dây tải điện trên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy và học môn học lắp đặt đường dây tải điện trên không điện áp đến 35kv tại trường cao đẳng nghề điện (Trang 51 - 55)

trên không, điện áp đến 35kV

Trên cơ sở phân tích ở về thực trạng giảng mơn học “Lắp đặt đường dây tải

điện trên không, điện áp đến 35kV” tại trường Cao Đẳng nghề điện tác giả có những nhận xét và đánh giá như sau:

41

2.4.1. Những ưu điểm

- Việc học tập, giảng dạy Lắp đặt đường dây tải điện trên không, điện áp đến 35kV đang đứng trước những thách thức và cơ hội mới. Đẩy mạnh giảng dạy

Lắp đặt đường dây tải điện trên không, điện áp đến 35kV trong dạy nghề là yêu

cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt, trong lĩnh vực hệ thống điện, quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp – ngành then chốt của mọi nền kinh tế. Nó làm tiền đề để phát triển ngành điện góp phần phục vụ cuộc sống con người.

- Nội dung, chương trình dạy học cần luôn được cập nhật, cải tiến trong từng năm học. Các khoa, GV bộ môn phải thường xuyên cập nhật thông tin và nắm bắt được yêu cầu của sản xuất để có thể vận dụng vào giảng dạy, gián tiếp giúp học viên ra trường có thể đáp ứng được với cơng việc. Nội dung chương trình ĐT tại thời điểm nghiên cứu là tương đối phù hợp, đáp ứng khả năng, yêu cầu của người học, phù hợp thực tiễn và điều kiện thực tế. Song cần có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lắp đặt đường dây tải điện trên không, điện

áp đến 35kV để thúc đẩy sự hứng thú, niềm đam mê của HS-SV, tạo tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp cho tương lai.

- Đội ngũ giảng dạy môn học Lắp đặt đường dây tải điện trên không, điện

áp đến 35kV của trường hiện nay có tổng số là 10 GV thuộc Xưởng thực hành, hầu

hết là các GV trẻ đã đạt tiêu chuẩn về chuyên môn. Nhà trường có nhiều biện pháp quan tâm đến phát triển đội ngũ GV, hồn thiện về chun mơn, bổ sung về nghiệp vụ, xây dựng GV đầu đàn trong các lĩnh vực ngành nghề ĐT. Tuy nhiên theo tiêu chuẩn quy định hiện nay nhà trường còn thiếu nhiều GV và các GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tế, chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa thực sự quan tâm chú ý đến thái độ của SV đối với môn học.

2.4.2. Những yếu điểm

- Nhà trường chưa có chương trình khảo sát nhu cầu ĐT của xã hội và yêu cầu của doanh nghiệp. Việc tổ chức ĐT các ngành nghề chủ yếu dựa trên cơ sở vật chất đội ngũ sẵn có. Do đó cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý so với nhu cầu xã hội, với cơ sở vật chất, đội ngũ GV …

42

- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình dạy học. Điều kiện học tập của HS – SV bước đầu đã được củng cố xong chưa đáp ứng được nhu cầu của họ, chưa có thư viện điện tử, số đầu sách chuyên khảo cịn ít. HS – SV cũng chưa quen với phương pháp dạy học tích cực, cịn thụ động trong học tập. Thời gian luyện tập thực hành, nghiên cứu của SV cịn hạn chế.

- Cơng tác đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm song còn chuyển biến chậm do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan: Trang thiết bị phương tiện dạy học cịn ít, trình độ sử dụng phương tiện dạy học hiện đại còn nhiều hạn chế. Phương pháp giảng dạy của trường còn quá đơn điệu chưa phát huy được tính tích cực của SV. Phương pháp dạy học chưa tận dụng được điều kiện sẵn có về cơ sở vật chất của trường và hầu như khơng thúc đẩy được tính tự chủ trong học tập của SV.

- Thái độ và nhận thức của SV đối với mơn học: SV ít hứng thú đối với môn học trong khi hầu hết các SV được hỏi đều thống nhất cho rằng môn học “Lắp đặt

đường dây tải điện trên không, điện áp đến 35kV” là cần thiết. Tuy nhiên cũng

phải thừa nhận rằng một bộ phận không nhỏ SV nhận thức rõ hoặc chưa đầy đủ về tầm quan trọng, về vai trị, vị trí của mơn học đối với ngành nghề ĐT. Điều đó là do phương pháp dạy học của GV chưa thực sự làm SV hứng thú và bản thân người dạy chưa có sự liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức cơ sở và chuyên ngành làm cho SV cịn mơ hồ khi học, khơng tự áp dụng được kiến thức cho việc học chuyên ngành.

43

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Trong chương này tác giả luận văn đã đề cập đến những nội dung sau: - Đôi nét về hoạt động đào tạo của trường Cao đẳng nghề Điện

- Mục đích, đối tượng và phương pháp khảo sát đối với môn học Lắp đặt đường dây tải điện trên không, điện áp đến 35kV

- Thực trạng giảng dạy môn học Lắp đặt đường dây tải điện trên không, điện áp đến 35kV

- Thực trạng về việc sử dụng phương pháp, phương tiện trong dạy học. - Thực trạng về nhận thức, thái độ của sinh viên với môn học.

- Nhận xét đánh giá chung về thực trạng giảng dạy môn học.

Qua việc đánh giá về thực trạng dạy và học môn học Lắp đặt đường dây tải điện trên không, điện áp đến 35kV, tác giả nhận thấy nâng cao chất lượng dạy và học môn học phù hợp với mục tiêu đào tạo và thực tiễn sự phát triển của xã hội.

44

Chương III

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC: LẮP ĐẶT ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG,

ĐIỆN ÁP ĐẾN 35KV TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy và học môn học lắp đặt đường dây tải điện trên không điện áp đến 35kv tại trường cao đẳng nghề điện (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)