5. Kết cấu luận văn
3.3. Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nộ
3.3.3.1. Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu SHB
Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm những yếu tố nhận biết để cấu thành nên thương hiệu, là sự thể hiện bằng màu sắc, hình ảnh, chữ viết, các biểu tượng,… được thể hiện một cách đồng bộ, rộng rãi nhằm mục đích quảng bá thương hiệu.
+ Logo hay biểu tượng thương hiệu là yếu tố cơ bản nhất trong toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu. Nhằm đảm bảo tất cả tài liệu quảng bá, tiếp thị được thiết kế thống nhất theo tông màu chuẩn và logo thương hiệu, SHB phải ban hành quyển “Cẩm nang sử dụng thương hiệu”. Trong đó quy định cụ thể, rõ ràng và có hình ảnh minh họa về các tiêu chuẩn trình bày như khoảng cách đặt logo, kích thước, màu sắc, khung đặt, font chữ,… trên các mẫu biểu văn bản, đồ dùng văn phòng như bảng tên nhân viên, namecard, bao thư, hộp đựng tài liệu, bìa cứng kẹp hồ sơ,…; tặng phẩm cho khách hàng như áo mưa, mũ bảo hiểm,…; bảng hiệu quảng cáo, trang trí tại Hội sở, Chi nhánh, Phịng giao dịch,…; các quảng cáo trên phương tiện truyền thông;... Đồng thời phải bắt buộc và giám sát việc thực hiện sử dụng logo và thương hiệu SHB đúng tiêu chuẩn và thống nhất tại các đơn vị nhằm khách hàng nhớ và nhận ra thương hiệu SHB nhanh chóng.
+ Khẩu hiệu: hiện nay, SHB sử dụng slogan tiếng Anh “Solid partners, flexible solutions” gây khó hiểu cho khách hàng. Để khách hàng hiểu rõ và nhớ lâu định hướng phát triển mà SHB muốn truyền tải thông qua câu slogan, SHB nên sử dụng slogan tiếng Việt “Đối tác tin cậy, giải pháp phù hợp”.
+ Đồng phục nhân viên là một kênh quảng bá thương hiệu hiệu quả. SHB cần điều chỉnh thiết kế màu đồng phục nhân viên phù hợp với tơng màu cam và xanh chủ đạo và có thể hiện slogo SHB trên tay hoặc mặt trước của áo đồng phục. Tại SHB thường xun xảy ra tình trạng nhân viên khơng thực hiện nghiêm túc quy định mặc đồng phục. Do đó, SHB bắt buộc và thường xuyên kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy định mặc đồng phục của nhân viên trên toàn hệ thống, đưa ra chế tài xử lý
những trường hợp thực hiện khơng tốt. Thực hiện được vấn đề này sẽ có tác động tích cực gia tăng sự nhận biết và ghi nhớ của khách hàng đối với thương hiệu SHB.
+ Các điểm giao dịch là nơi truyền thông thương hiệu của SHB với công chúng, đặc biệt là những địa bàn kinh doanh mới. Vì vậy, việc chuẩn hóa các điểm giao dịch cần phải được tuân thủ một cách nghiêm túc. SHB cần ban hành các tiêu chuẩn thiết kế trụ sở giao dịch thống nhất trên toàn hệ thống.
Bên ngoài trụ sở giao dịch: các pano với logo SHB về những thông tin các sản phẩm mới, các chương trình khuyến mãi đang được áp dụng phải thống nhất từ hình thức, màu sắc, kích cỡ, vị trí cho đến nội dung.
Bên trong trụ sở giao dịch: phải chuẩn hóa trong thiết kế khơng gian giao dịch như bố trí quầy giao dịch thơng thống, dãy ghế chờ dành cho khách hàng đặt song song và khoảng cách phù hợp so với quầy giao dịch, brochure sản phẩm được trưng bày trong kệ ngăn nắp tại mỗi quầy giao dịch, thực hiện lấy số cho khách hàng giao dịch; ngoài ra nhằm tạo sự thoải mái cho khách hàng trong lúc chờ đến lượt giao dịch, SHB cần chuẩn bị sẵn thức uống miễn phí như trà, café,… và các loại báo giấy như Thanh niên, Tuổi trẻ,… SHB phải bỏ ngay tấm kính chắn giữa giao dịch viên và khách hàng để tạo sự thân thiện và gần gũi, và đặt một lọ hoa tươi nhỏ tại vị trí của mỗi giao dịch viên, các lọ hoa này được thay thế hàng tuần,…