Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao giá trị thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 89 - 90)

5. Kết cấu luận văn

3.3. Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nộ

3.3.4.1. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ

Kết quả nghiên cứu cho thấy khách hàng nhận xét danh mục sản phẩm của SHB cịn khá ít, vì thế SHB cần bổ sung thêm nhiều sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ đó góp phần nâng cao hình ảnh cũng như giá trị thương hiệu của SHB.

+ Đưa công tác xây dựng, phát triển sản phẩm mới hàng năm cũng như chiến lược phát triển sản phẩm trung dài hạn trở thành một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống SHB, trong đó cần chú trọng phát triển sản phẩm mới, hiện đại, có hàm lượng cơng nghệ cao. Chiến lược này phải được định kỳ đánh giá, rà soát và điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu phát triển của SHB trong từng giai đoạn.

+ Phòng phát triển sản phẩm phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xây dựng một danh mục sản phẩm hiện đại và tiềm năng trong 3-5 năm tới. Đồng thời, đưa ra lộ trình phát triển cũng như tiêu chí chất lượng cho từng sản phẩm dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá, dự báo thị trường, nhu cầu khách hàng và khảo sát tình hình các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Trước mắt, nhanh chóng ban hành các sản phẩm tiện ích về huy động như tiết kiệm online, tiết kiệm đa ngoại tệ, tiết kiệm rút gốc linh hoạt,…; về tín dụng, cần đẩy mạnh các sản phẩm tín dụng cá nhân như thấu chi tài khoản, cho vay tín chấp,…

+ SHB có thể chủ động hợp tác, liên kết với các tổ chức, ngân hàng/định chế tài chính trong và ngồi nước để tiếp nhận, chuyển giao các dịch vụ quốc tế như: chuyển tiền Western Union, thu hộ/chi hộ giữa SHB và hệ thống bưu điện, thanh toán trực tuyến vé máy bay, hóa đơn điện, nước, điện thoại, thu hộ hệ thống kho bạc nhà nước,…

+ Xây dựng các gói sản phẩm dành cho từng nhóm khách hàng: Gói sản phẩm có nghĩa là ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho từng khách hàng

trong một gói chung, trong đó bao gồm các sản phẩm về tín dụng, huy động vốn, tài trợ thương mại,… Để đưa ra được các gói sản phẩm cạnh tranh, SHB cần xác định phân khúc khách hàng mục tiêu theo nhiều tiêu chí khác nhau, hiểu rõ những mối quan tâm của từng nhóm khách hàng để tạo ra các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp.

+ Xây dựng một số sản phẩm chuyên biệt đối với từng vùng kinh tế trên cơ sở nghiên cứu hiệu quả chi phí, tính khả thi của sản phẩm, mức độ đáp ứng của hệ thống về công nghệ, quản lý, đào tạo, vận hành,… cụ thể như sản phẩm cho vay tài trợ xuất khẩu thủy hải sản, lúa gạo dành cho các doanh nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long; sản phẩm cho vay tài trợ thu mua, xuất khẩu cà phê cho vùng kinh tế Tây Nguyên; sản phẩm cho vay phát triển nghề trồng hoa tươi, rau quả tại Đà Lạt,… Đối với các sản phẩm mới được phê duyệt, các đơn vị liên quan phải thực hiện đầy đủ công tác chạy thử, kiểm tra chất lượng trước khi đưa ra triển khai chính thức.

Một phần của tài liệu Nâng cao giá trị thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w