Phát triển mạng lưới phục vụ khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao giá trị thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 90 - 91)

5. Kết cấu luận văn

3.3. Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nộ

3.3.4.2. Phát triển mạng lưới phục vụ khách hàng

Để tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, SHB cần đẩy nhanh phát triển chi nhánh mới, địa điểm giao dịch, kênh phân phối hiện đại. Điều này góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cũng như uy tín thương hiệu SHB trên thị trường.

+ Phát triển mạng lưới kênh phân phối truyền thống

Tăng cường thành lập chi nhánh, điểm giao dịch mới tại các khu dân cư, đô thị, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, gần trục đường giao thơng chính,… dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ các đặc điểm về xã hội, dân cư, mơi trường kinh doanh và tình hình cạnh tranh để việc mở chi nhánh thực sự có hiệu quả và phát huy tối đa lợi thế của SHB.

+ Phát triển mạng lưới kênh phân phối hiện đại

Bên cạnh việc duy trì và mở rộng các kênh phân phối truyền thống, SHB phải phát triển các kênh phân phối hiện đại, cụ thể:

nhận thẻ, máy ATM như Techcombank, ACB, Ngân hàng Đông Á, HSBC, AZN,… để phát triển sản phẩm thẻ của SHB. Từ đó, SHB khơng chỉ tiết kiệm được chi phí lớn trong việc đầu tư máy ATM (chi phí lắp đặt một máy ATM hiện nay khoảng 1,2 tỷ đồng), máy POS mà cịn có thể thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, khuyến khích khách hàng ngày càng tin dùng thẻ SHB nhờ vào tính thuận tiện mọi lúc mọi nơi.  Triển khai thêm các dịch vụ tiện ích mới trên nền tảng cơng nghệ hiện đại như: trên máy ATM khách hàng có thể nộp tiền vào tài khoản; mua thẻ trả trước internet, thẻ gọi điện thoại trong nước và quốc tế, thẻ gọi điện thoại trên internet,…

 Phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ POS. Việc phát triển máy POS là xu hướng mới trong tương lai. Vì vậy, SHB cần nhanh chóng hợp tác với các doanh nghiệp có mạng lưới khách hàng lớn như siêu thị, trung tâm điện máy, trung tâm mua sắm, công ty vận tải taxi, công ty du lịch lữ hành, các cửa hàng bán lẻ,…

 Tiếp tục triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử Phone banking, Mobile banking, Home banking và Internet banking,... Thơng qua kênh phân phối này, khách hàng có thể sử dụng điện thoại bàn, điện thoại di động, máy tính cá nhân, mạng Internet để tiếp cận các dịch vụ ngân hàng như thực hiện thanh tốn hóa đơn tiền điện, điện thoại, truy vấn thông tin, tài khoản, chuyển tiền,… Việc sử dụng các kênh phân phối này sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, thời gian cho khách hàng và ngân hàng.

Ngoài kênh phân phối trực tiếp truyền thống và kênh phân phối điện tử, SHB cần tăng cường các kênh phân phối gián tiếp như thực hiện chiến lược “Khách hàng của khách hàng”, ví dụ như cho vay các khách hàng cá nhân mua nhà, đất từ các dự án mà SHB tài trợ cho vay,…

Một phần của tài liệu Nâng cao giá trị thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w