Bảo quản cà phê sau thu hoạch

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu ngành cà phê gia lai (Trang 60 - 65)

Tần suất Tỷ lệ (%)

Có kho riêng 45 29,8

Bảo quản ngay trong nhà 106 70,2

Tổng 151 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).

Yêu cầu về bao bì đựng sản phẩm cà phê và phương tiện vận chuyển phải sạch, khơng có mùi phân bón, mùi hố chất. Kết quả khảo sát cho thấy các hộ cà phê Gia Lai đã thực hiện khá tốt cơng đoạn này. Có 61,58% số hộ sử dụng bao bì mua mới. Tuy nhiên vẫn cịn khơng ít hộ chưa ý thức được sự nguy hiểm của việc sử dụng bao vật tư phân bón để đựng cà phê. Các hạt cà phê sẽ bị nhiễm khuẩn và hóa chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Biểu đồ 3.8: Bao bì được sử dụng.

3.1.2.7.Tái canh cà phê. phê.

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).

Hiện tại ở Gia Lai có trên 11.295 ha cà phê có độ tuổi 18-20 năm được xếp vào danh sách già cỗi, hơn 16.000 ha cà phê có độ tuổi 8-18 năm cần cải tạo vì chất lượng vườn cây hiện tại quá xấu [30]. Như vậy có khoảng 35% diện tích cà phê ở Gia Lai đang cần tái canh. Nếu khơng có những biện pháp kịp thời để tái canh thì trong vòng 10 năm nữa sẽ có khoảng 50% diện tích cà phê Gia Lai già cỗi. Tuy nhiên, việc tái canh cây cà phê tại Gia Lai đang diễn ra rất chậm, diện tích cà phê được trồng ở các huyện bằng các giống mới có chứng nhận vẫn cịn rất ít. Trên 80%

Dưới 40% 59,60%

Từ 40% đến dưới 70% 35,10%

Chiếm trên 70% 5,30%

0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00%

diện tích cà phê nằm trong dân. Trong khi đó, để có thể tái canh m i h cta, nông dân mất từ 1 0-200 triệu đồng, rất cần sự h trợ từ chính sách của Nhà nước và đặc biệt là việc trợ vốn từ các ngân hàng [20].

Biểu đồ 3.9: Diện tích cà phê già cỗi, cà phê cho năng suất kém của hộ.

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).

Trong số 61 hộ cà phê được khảo sát có diện tích cà phê già cỗi trên 40% diện tích tồn vườn thì có khoảng 80% số hộ đã áp dụng 1 số biện pháp để tái canh cà phê, nhưng chỉ có 5% trong số này thực hiện biện pháp tái canh có hiệu quả cao. Các hộ cịn lại đã thực hiện việc tái canh nhưng nguồn giống để tái canh chủ yếu vẫn lấy trực tiếp từ vườn, hoặc mua tại các cơ sở tư nhân tự ươm giống trong tỉnh.

Hầu hết các hộ chưa nhận được sự hỗ trợ về vốn cũng như hướng dẫn triển khai các biện pháp hiệu quả từ phía chính quyền địa phương và các cấp, ngành có liên quan trong vấn đề tái canh cà phê. Hiện một số tổ chức, cơng ty đã có chương trình hỗ trợ nơng dân trồng mới cà phê nhưng diện tích vẫn cịn rất ít. Một ví dụ điển hình cho quy trình tái canh thành cơng hiện nay là Cơng ty TNHH một thành viên Cà phê Ia Grai (huyện Ia Grai). Sau 3 năm tích cực tiến hành thử nghiệm quy trình kỹ thuật tái canh bài bản khoảng 120 ha cà phê già cỗi, sinh trưởng kém, đến năm thứ 4 hầu hết các vườn cà phê tái canh đều sinh trưởng, phát triển khá tốt. Tỷ lệ cây sống, năng suất đạt cao, sản lượng cà phê tái canh năm 2007 đạt bình qn 28 kg/hố trồng đơi; năm 2008 đạt 32 kg và năm 2009 đạt 19 kg [30].

Cách tái canh phổ biến của hộ là mỗi năm thay mới khoảng từ 10 đến 30 gốc cà phê già cỗi trên 1 ha cà phê. Lý do là vì hộ khơng có đủ kinh phí để tái canh một

lượt cho tất cả các gốc cà phê già cỗi. Thêm vào đó, hiện nay cà phê đang được giá nên các hộ muốn kinh doanh tận dụng cả vườn cà phê già cỗi cho năng suất thấp. Như vậy bình quân hàng năm hộ chỉ tái canh được một phần mười diện tích cà phê già cỗi, chưa kể mỗi năm lại có thêm một số gốc cà phê khác cho năng suất thấp, không đạt yêu cầu. Cách thức tái canh nhỏ lẻ phổ biến như hiện nay không đảm bảo hiệu quả cho yêu cầu tái canh khi đất trồng không được cải tạo lại mà được dùng để trồng mới ngay. Đất trồng ngày càng bị bạc màu và xói mịn.

Nhìn chung, việc tái canh cà phê còn diễn ra quá chậm và chưa đạt hiệu quả.

3.1.2.8. Đầu ra của cà phê.

Hiện nay, cà phê nguyên liệu được 70% số hộ nông dân bán cho cơ sở thu mua, 30% còn lại bán cho doanh nghiệp. Hầu hết các hộ đều không ký kết hợp đồng với doanh nghiệp. Một số hộ được khảo sát cho biết, giá cà phê được các hộ cập nhật liên tục thông qua các dịch vụ điện thoại di động, internet, thông báo của hội khuyến nông tỉnh, hội nơng dân. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây rất ít khi xảy ra việc các hộ này bị cơ sở thu mua hay doanh nghiệp ép giá. Tuy nhiên trên 50% số hộ nông dân ở vùng sâu, hộ đồng bào có trình độ dân trí cịn thấp nên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế, cộng với thiếu thông tin thị trường, đặc biệt là thông tin về hàng hóa sản phẩm trong nước cũng như xuất khẩu nên thường bị người tư thương ép giá. Mặt khác, qua điều tra cho thấy, phần lớn những hộ trồng cà phê tại các xã, huyện đều gặp khó khăn trong đầu tư nguyên liệu đầu vào cho một mùa vụ và phải nợ tiền đầu vào. Các hộ này đều có xu hướng bán cà phê sớm (cà phê tươi) với giá thấp để nhanh chóng có tiền trả lại đại lý.

Mất mùa Bị người mua ép giá Khơng có sự giúp đỡ của cán bộ nông nghiệp địa phương

Chất lượng cây giống khơng đạt u cầu Chi phí đầu vào tăng Thiếu vốn, vốn vay hạn chế

0,00% 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00

% % % % % % % %

Biểu đồ 3.10: Khó khăn trong q trình sản xuất.

60,26% 58,27% 9,93% 45,70% 26,49% 66,89%

(Nguồn: Khảo sát của tác giả).

Mất mùa do hạn hán cũng là một trong những khó khăn hàng đầu hiện nay của các hộ trồng cà phê. Có đến 60,26% số hộ được khảo sát cho biết hộ gặp khó khăn thiếu nước cho tưới cà phê, đặc biệt là trong một số năm gần đây khi mà hạn hán thường xuyên xảy ra.

Hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tồn cầu nên mùa mưa tại Gia Lai khơng cịn cung cấp lượng nước dồi dào như những năm trước. Mùa khô kéo dài, sông, hồ cạn nước, không cung cấp đủ nước tưới cho vườn cà phê. Đồng thời diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, lớp phủ bề mặt đất suy giảm, diện tích trồng cà phê được mở rộng một cách tự phát, nhanh chóng, khơng theo quy hoạch nên đã làm cho việc khai thác nguồn nước ngầm trở nên quá mức khiến mực nước ngầm hiện nay ở Gia Lai bị sụt giảm [11]. Đặc biệt ở một số huyện như Chư Sê, mực nước ngầm bị giảm khoảng 3m so với hai năm trước đây. Thêm vào đó, nhiều hộ nơng dân vẫn cịn có thói quen tưới dư lượng nước cần thiết và không chú ý áp dụng các biện pháp trữ nước cho gốc nên lượng nước tưới ngày càng khan hiếm hơn.

Thiếu vốn trong sản xuất cũng là một trong những khó khăn hàng đầu đối với các hộ trồng cà phê, đặc biệt là các hộ nghèo. Hiện nay có đến 66,89% số hộ

gặp khó khăn về vốn. Đặc biệt là vốn đầu tư phân bón cho cây cà phê, nhiều hộ dân phải vay tiền phân bón đầu vào và thường phải chịu mua với giá cao hơn so với trả tiền ngay. Các hộ cũng thiếu vốn để đầu tư mở rộng diện tích sản xuất và tái canh. Các hộ nghèo rất khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng vì khơng có tài sản thế chấp.

Kết quả khảo sát các hộ nông dân trồng cà phê Gia Lai cho thấy hoạt động trồng trọt đang gặp phải nhiều hạn chế như sau:

- Nguồn và chất lượng cây giống chưa ổn định.

- Phần lớn hộ nơng dân là dân tộc thiểu số, trình độ dân trí cịn thấp. - Kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê của hộ dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu.

- Việc sử dụng phân bón, thuốc, hóa chất chưa được các hộ quan tâm sử dụng hiệu quả.

- Quá trình thu hoạch cà phê còn gặp nhiều hạn chế như: thu hoạch khơng đúng thời điểm; tình trạng trộn lẫn quả xanh, quả không đạt chất lượng với quả chín cịn khá phổ biến trong các hộ nơng dân.

- Quy trình bảo quản cà phê sau thu hoạch chưa đảm bảo khiến cà phê bị nhiễm tạp chất, độ ẩm cao, nấm mốc, giảm chất lượng.

- Hoạt động tái canh diễn ra quá chậm và chưa hiệu quả.

- Nạn trộm cắp cà phê trong mua thu hoạch chưa được kiểm soát.

3.2. Kết quả khảo sát doanh nghiệp cà phê Gia Lai. 3.2.1.Giới thiệu khảo sát.

Mục tiêu và nội dung khảo sát.

Thực hiện cuộc điều tra khảo sát các doanh nghiệp cà phê tại Gia Lai nhằm: phân tích thực trạng hoạt động sản xuất, xây dựng thương hiệu, từ đó đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế gặp phải trong quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm và xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp.

Phạm vi khảo sát.

Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp cà phê đăng ký trụ sở chính hoạt động kinh doanh ở địa bàn tỉnh Gia Lai, bao gồm các huyện: Pleiku, Chư Prong, Chư Sê và Ia Grai.

Các huyện này được lựa chọn theo tiêu chí:

+ Mật độ phân bố doanh nghiệp cà phê tại huyện. + Theo khả năng triển khai thực hiện khảo sát. Tổng số phiếu khảo sát: 48 phiếu.

Số phiếu hợp lệ: 44, chiếm tỷ lệ 91,67%.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu ngành cà phê gia lai (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w