Diện tích cà phê già cỗi, cà phê cho năng suất kém của hộ

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu ngành cà phê gia lai (Trang 61)

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).

Trong số 61 hộ cà phê được khảo sát có diện tích cà phê già cỗi trên 40% diện tích tồn vườn thì có khoảng 80% số hộ đã áp dụng 1 số biện pháp để tái canh cà phê, nhưng chỉ có 5% trong số này thực hiện biện pháp tái canh có hiệu quả cao. Các hộ cịn lại đã thực hiện việc tái canh nhưng nguồn giống để tái canh chủ yếu vẫn lấy trực tiếp từ vườn, hoặc mua tại các cơ sở tư nhân tự ươm giống trong tỉnh.

Hầu hết các hộ chưa nhận được sự hỗ trợ về vốn cũng như hướng dẫn triển khai các biện pháp hiệu quả từ phía chính quyền địa phương và các cấp, ngành có liên quan trong vấn đề tái canh cà phê. Hiện một số tổ chức, cơng ty đã có chương trình hỗ trợ nơng dân trồng mới cà phê nhưng diện tích vẫn cịn rất ít. Một ví dụ điển hình cho quy trình tái canh thành cơng hiện nay là Cơng ty TNHH một thành viên Cà phê Ia Grai (huyện Ia Grai). Sau 3 năm tích cực tiến hành thử nghiệm quy trình kỹ thuật tái canh bài bản khoảng 120 ha cà phê già cỗi, sinh trưởng kém, đến năm thứ 4 hầu hết các vườn cà phê tái canh đều sinh trưởng, phát triển khá tốt. Tỷ lệ cây sống, năng suất đạt cao, sản lượng cà phê tái canh năm 2007 đạt bình qn 28 kg/hố trồng đơi; năm 2008 đạt 32 kg và năm 2009 đạt 19 kg [30].

Cách tái canh phổ biến của hộ là mỗi năm thay mới khoảng từ 10 đến 30 gốc cà phê già cỗi trên 1 ha cà phê. Lý do là vì hộ khơng có đủ kinh phí để tái canh một

lượt cho tất cả các gốc cà phê già cỗi. Thêm vào đó, hiện nay cà phê đang được giá nên các hộ muốn kinh doanh tận dụng cả vườn cà phê già cỗi cho năng suất thấp. Như vậy bình quân hàng năm hộ chỉ tái canh được một phần mười diện tích cà phê già cỗi, chưa kể mỗi năm lại có thêm một số gốc cà phê khác cho năng suất thấp, không đạt yêu cầu. Cách thức tái canh nhỏ lẻ phổ biến như hiện nay không đảm bảo hiệu quả cho yêu cầu tái canh khi đất trồng không được cải tạo lại mà được dùng để trồng mới ngay. Đất trồng ngày càng bị bạc màu và xói mịn.

Nhìn chung, việc tái canh cà phê còn diễn ra quá chậm và chưa đạt hiệu quả.

3.1.2.8. Đầu ra của cà phê.

Hiện nay, cà phê nguyên liệu được 70% số hộ nông dân bán cho cơ sở thu mua, 30% còn lại bán cho doanh nghiệp. Hầu hết các hộ đều không ký kết hợp đồng với doanh nghiệp. Một số hộ được khảo sát cho biết, giá cà phê được các hộ cập nhật liên tục thông qua các dịch vụ điện thoại di động, internet, thông báo của hội khuyến nông tỉnh, hội nơng dân. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây rất ít khi xảy ra việc các hộ này bị cơ sở thu mua hay doanh nghiệp ép giá. Tuy nhiên trên 50% số hộ nông dân ở vùng sâu, hộ đồng bào có trình độ dân trí cịn thấp nên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế, cộng với thiếu thông tin thị trường, đặc biệt là thông tin về hàng hóa sản phẩm trong nước cũng như xuất khẩu nên thường bị người tư thương ép giá. Mặt khác, qua điều tra cho thấy, phần lớn những hộ trồng cà phê tại các xã, huyện đều gặp khó khăn trong đầu tư nguyên liệu đầu vào cho một mùa vụ và phải nợ tiền đầu vào. Các hộ này đều có xu hướng bán cà phê sớm (cà phê tươi) với giá thấp để nhanh chóng có tiền trả lại đại lý.

Mất mùa Bị người mua ép giá Khơng có sự giúp đỡ của cán bộ nông nghiệp địa phương

Chất lượng cây giống khơng đạt u cầu Chi phí đầu vào tăng Thiếu vốn, vốn vay hạn chế

0,00% 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00

% % % % % % % %

Biểu đồ 3.10: Khó khăn trong q trình sản xuất.

60,26% 58,27% 9,93% 45,70% 26,49% 66,89%

(Nguồn: Khảo sát của tác giả).

Mất mùa do hạn hán cũng là một trong những khó khăn hàng đầu hiện nay của các hộ trồng cà phê. Có đến 60,26% số hộ được khảo sát cho biết hộ gặp khó khăn thiếu nước cho tưới cà phê, đặc biệt là trong một số năm gần đây khi mà hạn hán thường xuyên xảy ra.

Hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tồn cầu nên mùa mưa tại Gia Lai khơng cịn cung cấp lượng nước dồi dào như những năm trước. Mùa khô kéo dài, sông, hồ cạn nước, không cung cấp đủ nước tưới cho vườn cà phê. Đồng thời diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, lớp phủ bề mặt đất suy giảm, diện tích trồng cà phê được mở rộng một cách tự phát, nhanh chóng, khơng theo quy hoạch nên đã làm cho việc khai thác nguồn nước ngầm trở nên quá mức khiến mực nước ngầm hiện nay ở Gia Lai bị sụt giảm [11]. Đặc biệt ở một số huyện như Chư Sê, mực nước ngầm bị giảm khoảng 3m so với hai năm trước đây. Thêm vào đó, nhiều hộ nơng dân vẫn cịn có thói quen tưới dư lượng nước cần thiết và không chú ý áp dụng các biện pháp trữ nước cho gốc nên lượng nước tưới ngày càng khan hiếm hơn.

Thiếu vốn trong sản xuất cũng là một trong những khó khăn hàng đầu đối với các hộ trồng cà phê, đặc biệt là các hộ nghèo. Hiện nay có đến 66,89% số hộ

gặp khó khăn về vốn. Đặc biệt là vốn đầu tư phân bón cho cây cà phê, nhiều hộ dân phải vay tiền phân bón đầu vào và thường phải chịu mua với giá cao hơn so với trả tiền ngay. Các hộ cũng thiếu vốn để đầu tư mở rộng diện tích sản xuất và tái canh. Các hộ nghèo rất khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng vì khơng có tài sản thế chấp.

Kết quả khảo sát các hộ nông dân trồng cà phê Gia Lai cho thấy hoạt động trồng trọt đang gặp phải nhiều hạn chế như sau:

- Nguồn và chất lượng cây giống chưa ổn định.

- Phần lớn hộ nơng dân là dân tộc thiểu số, trình độ dân trí cịn thấp. - Kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê của hộ dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu.

- Việc sử dụng phân bón, thuốc, hóa chất chưa được các hộ quan tâm sử dụng hiệu quả.

- Quá trình thu hoạch cà phê còn gặp nhiều hạn chế như: thu hoạch khơng đúng thời điểm; tình trạng trộn lẫn quả xanh, quả không đạt chất lượng với quả chín cịn khá phổ biến trong các hộ nơng dân.

- Quy trình bảo quản cà phê sau thu hoạch chưa đảm bảo khiến cà phê bị nhiễm tạp chất, độ ẩm cao, nấm mốc, giảm chất lượng.

- Hoạt động tái canh diễn ra quá chậm và chưa hiệu quả.

- Nạn trộm cắp cà phê trong mua thu hoạch chưa được kiểm soát.

3.2. Kết quả khảo sát doanh nghiệp cà phê Gia Lai. 3.2.1.Giới thiệu khảo sát.

Mục tiêu và nội dung khảo sát.

Thực hiện cuộc điều tra khảo sát các doanh nghiệp cà phê tại Gia Lai nhằm: phân tích thực trạng hoạt động sản xuất, xây dựng thương hiệu, từ đó đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế gặp phải trong quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm và xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp.

Phạm vi khảo sát.

Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp cà phê đăng ký trụ sở chính hoạt động kinh doanh ở địa bàn tỉnh Gia Lai, bao gồm các huyện: Pleiku, Chư Prong, Chư Sê và Ia Grai.

Các huyện này được lựa chọn theo tiêu chí:

+ Mật độ phân bố doanh nghiệp cà phê tại huyện. + Theo khả năng triển khai thực hiện khảo sát. Tổng số phiếu khảo sát: 48 phiếu.

Số phiếu hợp lệ: 44, chiếm tỷ lệ 91,67%.

Bảng 3.5: Số phiếu khảo sát doanh nghiệp theo địa bàn.

STT Thành phố, huyện Số phiếu khảo sát Tỷ lệ (%)

1 TP. Pleiku 32 72,73

2 Huyện Chư Prong 2 4,55

3 Huyện Chư Sê 3 6,82

4 Huyện Ia Grai 7 15,91

Tổng cộng 44 100

Phương pháp khảo sát.

(Nguồn: kháo sát của tác giả)

Phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp cà phê Gia Lai, phỏng vấn qua điện thoại và gửi bảng câu hỏi phỏng vấn qua địa chỉ email của doanh nghiệp.

Thời gian khảo sát được tổ chức vào tháng 7 năm 2013.

3.2.2. Kết quả khảo sát.

3.2.2.1.Nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất.

Theo kết quả khảo sát thực tế 44 doanh nghiệp, hiện nay có khoảng 41% doanh nghiệp tự chủ được nguồn cà phê nguyên liệu cho sản xuất, chế biến. Phần lớn các doanh nghiệp này có vùng trồng cà phê riêng, có mối quan hệ làm ăn lâu dài với các hộ nơng dân hoặc có ký kết hợp đồng với các hộ nông dân tại địa bàn tỉnh. 59% các doanh nghiệp cịn lại gặp khó khăn do nguồn ngun liệu khơng ổn định. Đặc biệt là trong vòng 3 năm trở lại đây, khi mà các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với hệ thống doanh nghiệp “đen”. Các doanh nghiệp “đen” kinh doanh cố tình trốn thuế, chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng (VAT), thu mua cà phê cao hơn thị trường khiến những đơn vị làm ăn chân chính gặp khó khăn khi mua cà phê từ hộ nông dân. Những doanh nghiệp mua bán kiểu này thường hoạt động một thời gian ngắn rồi giải thể, bỏ trốn.

2,27% công suất 18,18% 70% công suất 38,64% công suất 40,91% biến 0,00% 5,00% 10,00%15,00%20,00%25,00%30,00%35,00%40,00%45,00%

Biểu đồ 3.11: Mức độ đáp ứng nguyên liệu của doanh nghiệp.

(Nguồn: Khảo sát của tác giả).

Các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu trực tiếp từ hộ trồng cà phê và trung gian thu mua chiếm đến 84.09%. Chỉ có 15.92% doanh nghiệp có liên kết với hộ trồng cà phê hoặc có vùng trồng cà phê riêng.

Các trung gian thu mua hàng, cung ứng cho các doanh nghiệp tranh mua tranh bán, tập trung số lượng hơn là chất lượng. Tư tưởng làm giàu nhanh nên họ ln phải quay vịng nhanh, hoặc mua đi bán lại theo số lượng mà khơng quan tâm chất lượng thực sự, thậm chí gian dối về chất lượng và trọng lượng. Nhiều doanh nghiệp khơng có sự lựa chọn và đành chấp nhận mua nguyên liệu đầu vào với chất lượng thấp để đạt đủ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Bên cạnh đó cũng cịn rất nhiều doanh nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, không quan tâm đến chất lượng nguyên liệu đầu vào, tận thu tất cả các loại cà phê từ tốt đến xấu của hộ nông dân, cơ sở thu mua để sản xuất và chế biến.

Liên kết với hộ trồng cà phê6,82% 50% Trung gian thu mua

Doanh nghiệp có vùng trồng cà phê riêng9,10%

34,09% Trực tiếp từ hộ trồng cà phê

0,00% 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00

% % % % % %

Biểu đồ 3.12: Nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của doanhnghiệp. nghiệp.

3.2.2.2.Thực trạng sản xuất, chế biến. biến.

(Nguồn: Khảo sát của tác giả).

Ngành cà phê là một trong những ngành sản xuất đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Gia Lai hiện nay. Nếu như trước năm 2000, chỉ có một vài doanh nghiệp tham gia sản xuất chế biến cà phê tồn tỉnh thì hiện tại con số này đã vượt quá 50 doanh nghiệp. Tuy nhiên trong số 44 doanh nghiệp được khảo sát, mới chỉ có khoảng 16% doanh nghiệp đã quan tâm và đầu tư đúng mức cho dây chuyền sản xuất, chế biến hiện đại. Việc đầu tư xây dựng nhà máy ồ ạt, thiếu quy hoạch, quy mơ tổ chức sản xuất cịn manh mún, nhỏ lẻ và phần lớn chưa đạt yêu cầu về chất lượng cơng nghệ nên sản phẩm của nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ tạp chất và độ ẩm cao, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức.

Công nghệ chế biến cà phê nhân của ngành cà phê Gia Lai còn rất phân tán và khá tùy tiện. Trừ một số đơn vị quốc doanh và doanh nghiệp lớn có trang bị xưởng chế biến quy mô vừa, trên 80% lượng cà phê làm ra được chế biến bằng những công nghệ giản đơn, phơi khô tự nhiên, xay xát bằng những máy không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nên chất lượng còn thấp.

Đối với cà phê nhân xuất khẩu, việc chế biến sau thu hoạch cũng cịn ở mức giản đơn, cơng nghệ chủ yếu chỉ là sấy bổ sung, phân loại, đấu trộn và đánh bóng

hạt. Số cà phê nhân được đánh bóng khơng nhiều, chiếm khoảng 6% - 7% lượng cà phê xuất khẩu. Đại bộ phận cơng việc tuyển chọn hạt cà phê cịn dùng lao động thủ công với năng suất thấp và chất lượng còn nhiều hạn chế.

Trong chế biến tiêu dùng nội địa, tồn tỉnh mới chỉ có một số doanh nghiệp chế biến cà phê bột được người tiêu dùng nhận biết như Thu Hà, Thanh Thủy, Phiên Phương. Hiện tại, tồn tỉnh chỉ có 1 doanh nghiệp duy nhất chế biến cà phê hòa tan là Thu Hà. Tổng công suất chế biến hàng năm của các doanh nghiệp này chưa đạt đến 10% tổng sản lượng cà phê toàn tỉnh.

Hiện nay vấn đề “cà phê thật – cà phê giả” đang được xã hội, người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Việc kiểm tra chất lượng cà phê bột chủ yếu dựa trên Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29-3-2011 của Bộ NN&PTNT quy định việc kiểm tra đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản [3]. Người tiêu dùng được khuyến cáo hướng đến sử dụng cà phê sạch, thật và tẩy chay cà phê giả, cà phê bẩn, kém chất lượng. Theo kết quả phỏng vấn trực tiếp của tác giả, ngoại trừ doanh nghiệp Thu Hà, phần lớn các doanh nghiệp còn lại đều sử dụng nhiều loại chất phụ gia khác nhau cho sản phẩm với hàm lượng sử dụng theo kinh nghiệm gia truyền và không ghi rõ hàm lượng sử dụng trên bao bì sản phẩm.

Nhìn tổng qt trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chế biến ngành cà phê Gia Lai đã lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ, chưa đạt được trình độ khu vực, chất lượng sản phẩm chưa được đánh giá cao. Các doanh nghiệp vẫn chỉ đầu tư mạnh vào việc mở rộng diện tích sản xuất cà phê nhưng lại chưa chú ý đúng mức đến công nghệ chế biến để rồi phải bán quả xơ, sản phẩm đã qua chế biến có qui mơ cịn q nhỏ lẻ, thiếu đa dạng.

Chưa đầu tư 54,55%

Đầu tư cịn ít 29,55%

Đầu tư đáng kể 15,91%

0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00%

Biểu đồ 3.13: Tình hình đầu tư cho công nghệ của các doanh nghiệp cà phê Gia Lai.

(Nguồn: Khảo sát của tác giả).

Phần lớn các doanh nghiệp cà phê Gia Lai đầu tư cịn rất ít hoặc chưa đầu tư cho công nghệ sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp này giải thích nguyên nhân là do chi phí cho 1 dây chuyền máy móc hiện đại nhập khẩu quá cao trong khi đó họ lại thiếu vốn, khơng có đủ năng lực tài chính. Thực tế khảo sát cho thấy có đến 59% doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn (biểu đồ 3.14). Mặc dù chính sách của chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư cho hoạt động sản xuất nhưng thực tế không nhiều doanh nghiêp tiếp cận được nguồn vốn này. Một nguyên nhân khác nữa là do một số doanh nghiệp đã đầu tư nhưng vì cịn thiếu thơng tin nên mua phải máy móc khơng tốt.

Khó khăn khác Vốn Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp

Giá cả đầu ra không ổn định Nguồn cung nguyên liệu bất ổn

0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00%

Biểu đồ 3.14: Khó khăn doanh nghiệp gặp phải.

4,55%

59,09%

47,73%

40,91%

54,55%

(Nguồn: Khảo sát của tác giả).

Tóm lại, cơng nghệ chế biến đang là khâu yếu kém nhất trong hoạt động sản xuất nhưng lại thiếu sự chú ý từ tầm doanh nghiệp đến các tổ chức nghiên cứu hỗ trợ KH&CN, đặc biệt là sự quan tâm của các tổ chức quản lý tỉnh, Nhà nước.

3.2.2.3. Tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.

Hiện tại có đến 31,8% các doanh nghiệp chưa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Sản phẩm của các doanh nghiệp này thường được tiêu thụ trong nước hoặc bán cho các cơng ty khác để xuất khẩu. 68% doanh nghiệp cịn lại đã áp dụng một

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu ngành cà phê gia lai (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w