Khái niệm, nguyên tắc quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Trang 32 - 35)

2.2. Khái quát về quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước

2.2.1. Khái niệm, nguyên tắc quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước

2.2.2.1. Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước

Một số nghiên cứu cho rằng quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước là việc quản lý các hoạt động có liên quan đến thu, chi, đầu tư vốn, huy động vốn, thoái vốn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên có quan điểm cho rằng quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước chỉ là quản lý thu, quản lý chi trong quản lý thu chi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thực tiễn quản lý tài chính, tác giả xin có khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước như sau: Quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp: tối đa hóa lợi nhuận.

Có thể thấy quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào. Với hệ thống quản lý tài chính được định hướng cho giải pháp đồng bộ các nhiệm vụ kế toán, kiểm soát và lập kế hoạch thu chi, hệ thống cho phép doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tiền vốn của doanh nghiệp và thu hút đầu tư, nâng cao việc quản lý kinh doanh, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.

2.2.1.2. Các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước

Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc chung như sau:

- Tuân thủ pháp luật và thông lệ kinh doanh

nhằm quy định những điều mà các thành viên trong xã hội không được làm và là cơ sở để chế tài những hành động vi phạm các mối quan hệ trong sản xuất kinh doanh và quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.

Giữa các lĩnh vực chính trị - pháp luật - hoạt động quản lý, kinh doanh có mối liên hệ hữu cơ, trong đó thể chế chính trị giữ vai trị định hướng chi phối toàn bộ hoạt động trong xã hội, bao gồm cả hoạt động kinh doanh. Sự ổn định chính trị pháp luật sẽ tạo ra mơi trường thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cho phép tận dụng những lợi thế so sánh của nền kinh tế, thu hút vốn, công nghệ, kĩ năng quản lý.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ

Là nguyên tắc phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý cũng như yêu cầu và mục tiêu quản lý. Nội dung của nguyên tắc phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và khuôn khổ tập trung, đây là nguyên tắc quan trọng song thực hiện không đơn giản, phụ thuộc vào bản lĩnh phẩm chất đạo đức và phong cách của nhà quản lý. Bảo đảm quyền tự chủ của các đơn vị các cấp là một nguyên tắc tất yếu khách quan khi lực lượng sản xuất cần được xã hội hóa, tiềm năng các thành phần kinh tế phải được khai thác triệt để.

- Nguyên tắc hiệu quả và tiết kiệm

Là nguyên tắc quy định mục tiêu của quản lý, bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả địi hịi người quản lý phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau.

Tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề mang tính quy luật của các doanh nghiệp nhà nước.

Tiết kiệm không đồng nghĩa với hạn chế tiêu dùng, mà là tiêu dùng hợp lý trên khả năng và điều kiện cho phép, là chi tiêu và sử dụng đồng tiền sao cho có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hố có chất lượng cao, giá thành hạ, thoả mãn nhu cầu của thị trường.

làm và tăng khối lượng hàng hoá dịch vụ cho xã hội; cách thứ hai là so kết quả với chi phí.

Hiệu quả và tiết kiệm có mối quan hệ hữu cơ với nhau, hiệu quả chính là tiết kiệm theo nghĩa rộng và đầy đủ nhất. Muốn tăng hiệu quả phải bằng cách tăng kết quả và giảm chi phí, tăng kết quả bằng cách tăng năng suất lao động. Muốn giảm chi phí bằng cách tiết kiệm các yếu tố đầu vào và tiết kiệm thời gian. Cũng có thể tăng hiệu quả bằng cách tăng chi phí sản xuất để tăng kết quả với tốc độ nhanh hơn và quy mô lớn hơn.

- Nguyên tắc kết hợp hài hịa các lợi ích

Lợi ích của người lao động, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội là ba yếu tố cơ bản nhất của hệ thống lợi ích, trong đó lợi ích của người lao động là động lực trực tiếp. Lợi ích của người lao động là quyền lợi mà mỗi thành viên trong xã hội được hưởng thụ căn cứ vào khả năng cống hiến của họ. Lợi ích tập thể là những khoản lợi nhuận và tồn bộ cơ sở vật chất - kỹ thuật được tạo ra bởi sự đóng góp của cả tập thể. Lợi ích xã hội là các nguồn thu của ngân sách nhà nước và toàn bộ tài sản của nền kinh tế quốc dân.

Các hoạt động quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh phải quán triệt đầy đủ ngun tắc kết hợp hài hồ các lợi ích kinh tế, điều đó được thể hiện ở những yêu cầu cơ bản sau đây: Các quyết định quản lý kinh doanh phải quan tâm trước hết đến lợi ích người lao động; Phải tạo ra những lợi ích chung nhằm kết hợp các lợi ích kinh tế; Coi trọng lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần của các tập thể và người lao động.

- Nguyên tắc chính xác, khách quan, cơng khai, thường xun và phổ cập.

Quản lý tài chính trước hết phải đề cao tính chính xác và nghiêm túc trong q trình kiểm tra. Có như vậy thì kiểm tra mới là hoạt động có ý nghĩa. Tính khách quan đảm bảo q trình kiểm tra phải phản ánh đúng sự thật, vô tư, không thiên lệch. Điều này yêu cầu đối với nhà quản lý là khơng chỉ có thái độ đúng đắn khi hành xử, công tư phân minh rõ ràng mà cịn địi hỏi cán bộ làm cơng tác điều tra phải có trình độ nhất định, có năng lực chun mơn và nghiệp vụ chun mơn giỏi để có thể nhận thức tình hình.

Cơng khai tài chính bao gồm: cơng khai quyết định kiểm tra, nội dung kiểm tra đối tượng kiểm tra, công khai kết quả kiểm tra…

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w